Hé lộ kế hoạch lớn của Iran trên biển Đỏ

Iran gây sức ép để buộc Sudan cho phép họ xây dựng căn cứ hải quân lâu dài trên bờ biển Đỏ của Sudan nhưng bất thành.

Tiếp sau Nga, Iran định đặt căn cứ hải quân bên bờ Biển Đỏ

Một quan chức tình báo cấp cao của Sudan cho biết, Iran muốn ký một thỏa thuận với nước này nhằm xây dựng một căn cứ hải quân thường trực ở bờ biển dọc Biển Đỏ của Sudan nhưng đã bị từ chối.

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua nghị quyết về Sudan

Bạo lực và tình trạng di tản đã leo thang kể từ khi giao tranh giữa quân đội và RSF nổ ra vào tháng 4 vừa qua. Trong số những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Tây Darfur.

EU nhất trí về khung trừng phạt với các bên tham gia cuộc chiến Sudan

Liên minh châu Âu đã nhất trí về một khuôn khổ trừng phạt sẽ được áp dụng đối với các tác nhân chính trong cuộc chiến ở Sudan và áp đặt lệnh phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh.

Đặc phái viên LHQ tại Sudan Volker Perthes từ chức

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Bắc Phi, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) tại Sudan, ông Volker Perthes ngày 13/9 đã tuyên bố từ chức, trong bối cảnh giao tranh tiếp diễn giữa quân đội Sudan và Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự.

Thụy Điển: Xét xử tỷ phú dầu mỏ vì tội ác chiến tranh

Ngày 5/9, hai cựu giám đốc điều hành và chủ tịch một công ty dầu mỏ Thụy Điển đang phải đối mặt với cáo buộc đồng lõa với tội ác chiến tranh ở Nam Sudan. Vụ việc được cho là lớn nhất trong lịch sử Thụy Điển.

Lực lượng bán quân sự Sudan muốn ngừng bắn và đàm phán hòa bình

Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự của Sudan cho biết, họ sẵn sàng ngừng bắn lâu dài với quân đội nước này và đề xuất một sáng kiến giúp đàm phán trực tiếp giữa các bên tham chiến và mang lại hòa bình lâu dài cho đất nước.

Cuộc chiến giành quyền lực và tội ác kinh hoàng ở Sudan

Ngày 15-6-2023, hàng trăm người từ các bộ lạc không phải người Ả Rập đã bị bắn chết khi cố gắng rời khỏi Thủ phủ Tây Darfur của Sudan. Đây được cho là một trong những vụ thảm sát tồi tệ nhất trong lịch sử xảy ra nạn diệt chủng ở Sudan. Cuộc điều tra của Hãng tin CNN về sự việc ngày hôm đó phần nào làm sáng tỏ tội ác khủng khiếp nhưng đang bị che đậy này.

Tổng thư ký Liên hợp quốc 'sốc' trước lá thư nhận từ Sudan

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã bị sốc trước lá thư mà ông nhận được ngày 26-5 từ Tướng Abdel Fattah al-Burhan - nhà lãnh đạo quân sự của Sudan.

Thúc đẩy thỏa thuận hòa giải cho Sudan

Vào lúc thủ đô Khartoum tiếp tục rung chuyển vì các vụ nổ, cuộc thảo luận giữa đại diện hai phe tham chiến ở Sudan tiếp tục diễn ra tại Saudi Arabia, mở đường cho các cuộc đàm phán nhằm đạt được lệnh hưu chiến và chấm dứt cuộc xung đột đã khiến hàng ngàn người thiệt mạng.

Điều gì đang xảy ra ở Sudan?

Nội chiến Sudan, nổ ra từ ngày 15/4, đã khiến hàng trăm người thiệt mạng, buộc hơn 100.000 người phải chạy trốn qua biên giới và khiến hàng trăm nghìn người nước mất nhà tan. Đã vậy, từ trước khi nổ ra nội chiến, người dân Sudan đã phải phụ thuộc vào viện trợ quốc tế.

Số phận những người nước ngoài kẹt lại ở Sudan

Những vụ đảo chính liên tục diễn ra ở châu Phi trong vòng 4 năm trở lại đây. Các quốc gia như Mali, Guinea, Burkina Faso, Gambia, São Tomé và Príncipe sau giai đoạn tạm yên ổn, bất ngờ đảo lộn khi quân đội của họ làm binh biến. Sudan cũng không thoát khỏi số phận này. Vào năm 2019, quân đội Sudan nổi dậy lật đổ nhà độc tài Omar Al-Bashir.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc thừa nhận thất bại ở Sudan

Ngày 3/5, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) nói rằng 'chúng tôi đã thất bại' trong việc ngăn chặn chiến tranh bùng nổ ở Sudan, nơi giao tranh dai dẳng giữa hai lực lượng đối đầu đang làm suy yếu những nỗ lực duy trì thỏa thuận ngừng bắn.

Chiến sự ở Sudan và những sai lầm của phương Tây

Khi những tiếng súng nổ ra giữa 2 phe phái quân sự tại Sudan cuối tháng 4 vừa qua, nhiều người đang tự hỏi liệu các cường quốc phương Tây nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung có đánh giá sai tình hình ở đất nước Đông Bắc Phi này hay không?

Tướng Sudan tuyên bố không đàm phán chừng nào bom vẫn rơi

Tướng Mohamed Hamdan 'Hemedti' Dagalo - người đứng đầu nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) - tuyên bố với BBC rằng ông sẽ không đàm phán cho đến khi giao tranh kết thúc.

Những ngọn lửa đang 'đốt cháy' Sudan

Trong tình hình xung đột ở Sudan hiện nay, giới quan sát cho rằng bất kỳ nỗ lực nào của phương Tây nhằm nhen nhóm lại ngọn lửa của Mùa xuân Ả-rập cũng sẽ gây ra những hậu quả to lớn đối với an ninh và ổn định khu vực.

Mầm mống bất ổn gieo rắc hàng thập kỷ trước ở Sudan

Giao tranh đẫm máu ở Sudan hiện tại được cho là bắt nguồn từ cuộc tranh giành quyền lực diễn ra sau xung đột ở Darfur - khu vực phía Tây đất nước này - vào 20 năm trước.

Sudan trước ngưỡng cửa nội chiến

Đã đến lúc các bên liên quan tìm kiếm câu trả lời trên bàn đàm phán thay vì tại chiến trường, hướng tới lập lại hòa bình tại đất nước Đông Phi này.

Quân đội Sudan tiết lộ vị trí của cựu lãnh đạo Omar al-Bashir

Lần đầu tiên kể từ khi giao tranh nổ ra, quân đội Sudan cho biết cựu Tổng thống Omar al-Bashir đang bị giữ tại một bệnh viện do quân đội điều hành.

Nam Phi muốn rút khỏi Tòa Hình sự Quốc tế

Đảng cầm quyền Nam Phi vừa ra quyết định để nước này rút tư cách thành viên khỏi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC).

Bi kịch của Sudan

Đến nay, gần 30 quốc gia đã sơ tán nhân viên ngoại giao và công dân khỏi Sudan.

Xung đột khốc liệt ở Sudan: Bên nào có ưu thế?

Các nhà phân tích cảnh báo, xung đột ở Sudan, đặc biệt là ở thủ đô Khartoum còn kéo dài và đẫm máu. Tuy nhiên, một bên sở hữu kho vũ khí dồi dào hơn có cơ hội chiến thắng cao hơn.

Chiến sự leo thang ở Sudan, vì đâu nên nỗi?

Những ngày qua, Mỹ và nhiều nước đã khẩn trương cử lực lượng đặc nhiệm tới đưa các nhà ngoại giao của họ rời khỏi Sudan khi chiến sự tiếp tục leo thang tại quốc gia Đông Phi này. Vậy điều gì đã đẩy Sudan vào cuộc xung đột vũ trang dữ dội như thế?

Vì sao xung đột Sudan khiến cả thế giới bận tâm?

Chiến sự ở Sudan giữa các lực lượng trung thành với hai vị tướng đẩy quốc gia này đến bờ vực sụp đổ và nguy cơ gây tác động vượt ra khỏi biên giới.

Mỹ đóng cửa đại sứ quán ở Sudan

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 23-4 cho biết, quân đội nước này đã sơ tán khoảng 100 nhân viên chính phủ và những người phụ thuộc khỏi thủ đô Khartoum, Sudan, đồng thời cho biết thêm Washington đã đóng cửa đại sứ quán.

Cuộc nội chiến khởi nguồn từ sự 'trật bánh' một nền dân chủ

Giới chuyên gia sử dụng cụm từ này để miêu tả cuộc xung đột vũ trang đang xảy ra tại Sudan. Cuộc đối đầu mang tính chất 'một mất một còn' giữa các lực lượng trung thành với hai vị tướng hàng đầu đã đẩy quốc gia châu Phi này tiến sát tới bờ vực sụp đổ và có thể gây ra những hậu quả vượt ra ngoài biên giới.

Hai vị tướng đấu đá tàn khốc, Sudan sẽ đi về đâu?

Giao tranh giữa các lực lượng trung thành với hai vị tướng đã đặt Sudan vào nguy cơ sụp đổ, với những hậu quả có thể vượt ra ngoài biên giới quốc gia.

Cựu lãnh chúa đứng sau cuộc giao tranh đẫm máu ở Sudan

Tướng Mohamed Hamdan Dagalo - người đứng đầu Lực lượng Phản ứng nhanh (RSF) trong cuộc giao tranh đẫm máu ở Sudan - bị nhiều người coi là mối đe dọa với đất nước.

Giao tranh đẫm máu ở Sudan vì 2 tướng tranh quyền

Tình trạng bạo lực trên khắp Sudan khiến hy vọng về quá trình chuyển đổi chính quyền dân sự một cách hòa bình tại quốc gia châu Phi này dần biến mất.

Bạo lực ở Sudan leo thang, quân đội huy động máy bay chiến đấu

Đụng độ tiếp tục leo thang khi Quân đội Sudan huy động máy bay chiến đấu không kích vào căn cứ đối phương. Bạo lực bùng phát trong vài ngày qua tại Sudan khiến hàng trăm dân thường thương vong.

Sudan có nguy cơ đối mặt với cuộc xung đột toàn diện

Giao tranh đã nổ ra ở Sudan khi các phe phái quân sự đối địch tranh giành quyền kiểm soát, làm tăng nguy cơ nội chiến trên toàn quốc. Nếu không thể đạt được lệnh ngừng bắn, một cuộc xung đột kéo dài có thể gây bất ổn chưa từng có ở Sudan.

Cuộc đối đầu của hai vị tướng trong giao tranh ở Sudan

Người dân tại thủ đô Sudan vào sáng 15/4 đã chứng kiến giao tranh dữ dội giữa quân đội và lực lượng bán quân sự có tên Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF). Xe tăng lăn bánh trên đường phố và tiếng nổ súng rền vang ở nhiều địa điểm.

Ba nhân viên cứu trợ nhân đạo Liên hợp quốc thiệt mạng tại Sudan

Ba nhân viên Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) đã thiệt mạng và hai người khác bị thương trong các cuộc đụng độ vũ trang ở Sudan.

Tiếng súng vẫn vang lên tại Sudan

Nhân chứng cho biết quân đội Sudan không kích và chiếm ưu thế trước các lực lượng bán quân sự vào ngày 16/4, trong cuộc tranh giành quyền lực đã khiến ít nhất 59 người chết.

Giao tranh dữ dội ở Sudan, ít nhất 25 người thiệt mạng

Theo Hiệp hội bác sĩ Sudan, ít nhất 25 người được cho là đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ ngày 15-4 giữa quân đội Sudan và Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) - nhóm bán quân sự đầy quyền lực ở quốc gia Bắc Phi này.

Đụng độ ở Sudan khiến gần 200 người thương vong

Ít nhất 25 người thiệt mạng, 183 người bị thương trong các cuộc đụng độ trên khắp Sudan khi nhóm bán quân sự tuyên bố kiểm soát dinh Tổng thống.

Xung đột bùng nổ ở Sudan, Dinh Tổng thống bị chiếm giữ

Bạo lực bùng phát giữa Quân đội chính phủ và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF), nhóm bán quân sự ở Sudan bị cáo buộc là lực lượng 'nổi loạn', do những bất đồng trong tiến trình chuyển đổi quản trị đất nước cho chính quyền dân sự.