Sao lại gọi con ếch là 'gà đồng'?

Như vậy, sở dĩ người ta gọi con ếch hay thịt ếch là 'gà đồng', là bởi thịt của nó có vị thơm ngon giống như thịt gà. Và cách gọi con ếch là 'gà đồng' của người Việt Nam có thể đã chịu ảnh hưởng từ sách Bản thảo cương mục (*).

'Cơm chim' là cơm gì ?

ục ngữ Việt Nam có câu 'Ai nỡ ăn cướp cơm chim' (Dị bản Ai nỡ ăn cướp cơm chim mắm vét). Ngoài ra còn có thành ngữ 'Ăn cướp cơm chim', được nhiều sách thu thập và xếp vào diện tục ngữ.

'Trọc phú' là gì?

Trọc phú là một từ Việt gốc Hán, vốn chỉ kẻ làm điều bất chính mà giàu có (chữ trọc đây có nghĩa là tham lam, ti tiện, bẩn thỉu); trái nghĩa với trọc phú là thanh bần (nghèo mà trong sạch, lương thiện):

'Tựu trung' hay 'Tựu chung'

Bạn đọc Lê Nam hỏi: 'Chuyên mục ' Cà kê chuyện chữ nghĩa ' trên báo Thanh Hóa (12/2022) có bài ' Vô hình trung hay vô hình chung ', trong đó giải thích cặn kẽ nguồn gốc của từ ngữ và hướng dẫn độc giả sử dụng các viết đúng là 'vô hình trung'. Tôi thấy bài viết rất bổ ích, bản thân tôi sau khi đọc cũng đã tránh được sai sót khi cần sử dụng đến từ này. Hiện nay tôi thấy còn một từ nữa cũng liên quan đến 'trung' hay 'chung' đó là 'tựu trung' và 'tựu chung'. Vậy xin chuyên mục cho biết trong hai cách viết vừa nêu thì cách nào là đúng?'.

10 năm Đờn ca tài tử được UNESCO vinh danh: Làm sáng tỏ thêm thuật ngữ 'tài tử'

LTS: Bài viết dưới đây của TS. Nguyễn Lê Tuyên (nhà soạn nhạc, nghiên cứu âm nhạc, nghệ sĩ guitar) là một phần của tham luận 'Nhạc tài tử: Lost in Translation' được tác giả trình bày lần đầu trong hội thảo quốc gia của Musicological Society of Australia tại Canberra năm 2012, và sau đó tại hội thảo toàn cầu của International Council for Traditional Music năm 2013 tại Thượng Hải.

Văn Cao - 'người ám ảnh hội họa'

Văn Cao nổi tiếng trong âm nhạc với kho tàng tác phẩm phong phú, từ lãng mạn, tiền chiến đến hành khúc, trường ca, đặc biệt là Tiến quân ca - quốc ca Việt Nam. Ông còn là nghệ sĩ gạo cội trong hội họa, với hơn 1.000 tác phẩm tranh sơn dầu, tranh minh họa và cả bìa sách. Tuy không được xếp vào bậc danh họa, nhưng những đóng góp của Văn Cao ở lĩnh vực hội họa là không thể phủ nhận.

'Chén' có phải là 'từ kém văn hóa', 'mất lịch sự'?

Độc giả Hoàng Anh Thi (Hà Nội) hỏi: 'Mấy năm nay rộ lên chuyện một số từ như 'chén', 'nhá', 'tợp' xuất hiện trong sách Tiếng Việt lớp 1. Nhiều ý kiến phản đối quyết liệt, cho rằng đây là những từ 'thô tục', không phù hợp với trẻ em tiểu học. Đơn cử, bài 'Sách giáo khoa đầy 'sạn': Thu hồi, chỉnh sửa hay để đó cho qua'... trên một tờ báo đăng ý kiến của ông HMH, cho rằng:

'Cật' trong 'Bụng đói cật rét' nghĩa là gì?

Bụng đói thì có lẽ khỏi phải bàn, nhưng cật trong cật rét là gì? Vấn đề tưởng đơn giản, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu rất khác nhau, kể cả nghĩa của cật trong các bản trái nghĩa No cơm, ấm cật, Ấm cật, no lòng. Sau đây, xin giới thiệu và tạm chia thành ba cách hiểu về cật:

Câu đố: Tại sao gọi là 'khách sáo'? Nguồn gốc từ này rất thú vị!

Đảm bảo khi biết đáp án bạn sẽ bất ngờ lắm đấy!

Hoa hậu có gia thế khủng, lập kỷ lục 'thông thạo nhiều thứ tiếng nhất' là ai?

Hoa hậu này có thể sử dụng thông thạo 5 thứ tiếng, đồng thời là hậu duệ của một quan lớn thời Nguyễn.

Sự thật bất ngờ về câu thành ngữ 'Thuốc đắng dã tật'

Kì thực, đáp án đúng không phải 'giã', cũng chẳng phải 'dã'.

TIẾNG VIỆT GIÀU ĐẸP: Cỏ áy là gì?

Có thể nói, nhà văn Tô Hoài vốn rất ý thức tu luyện chữ nghĩa. Ông bảo: Trong Truyện Kiều có chữ áy (Một vùng cỏ áy bóng tà, không biết nghĩa chữ áy thế nào, mới đọc đã cảm thấy man mác, thấy buồn).

'Bơi trải' hay 'bơi chải'?

Một độc giả thắc mắc: 'Không rõ môn thể thao đua thuyền có tên gọi là bơi chải hay bơi trải. Tôi thấy nhiều bài báo viết là bơi CHẢI, trong khi không ít tờ báo khác lại viết là bơi TRẢI. Vậy, viết đúng phải là bơi chải hay bơi trải?'.

'Thanh Minh', 'Đạp Thanh', và 'Tảo mộ'

Nhắc đến tiết Thanh Minh, có lẽ người Việt Nam ít ai không biết đến câu Kiều: 'Thanh Minh trong tiết tháng ba/ Lễ là Tảo mộ, hội là Đạp thanh'. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu chính xác về thanh minh, đạp thanh, và tảo mộ, kể cả các nhà biên soạn từ điển.

Câu đố tiếng Việt: Tại sao lại có từ 'Trả đũa'?

Trả đũa vốn có ý nghĩa sâu xa gì hay chỉ là biến âm của một chữ khác?