Tôn vinh trang phục truyền thống dân tộc thiểu số

Lào Cai là vùng đất có 25 thành phần dân tộc thiểu số cùng sinh sống đã tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu nơi biên cương của Tổ quốc. Sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng và trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lào Cai đã tạo nên nét độc đáo trong đời sống tinh thần của chính người dân địa phương, từ đó, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống để phát triển du lịch.

Kéo co - biểu tượng của sự gắn kết cộng đồng

Nghi lễ và trò chơi kéo co là di sản văn hóa (DSVH) đa quốc gia, gắn kết với đời sống tinh thần, tâm linh và ước vọng tốt đẹp của cộng đồng. Ngày nay, kéo co vẫn ăn sâu, bám rễ vào đời sống nhân dân, có nhiều cơ hội để nâng tầm trở thành loại hình di sản đặc sắc của nhân loại.

Tháo gỡ khó khăn trong công tác triển khai thực hiện Dự án 6

Thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tích cực, chủ động xây dựng văn bản hướng dẫn tháo gỡ khó khăn trong việc triển khai thực hiện dự án 6 'Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch'...

Lào Cai: Phục dựng và bảo tồn 'Lễ mừng cơm mới' của người Xá Phó

Phục dựng và bảo tồn Tết cơm mới của người Xá Phó ở Lào Cai, là một trong những nội dung triển khai thực hiện Dự án 6 năm 2023, do thành phố Lào Cai chủ trì và phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao về mặt chuyên môn.

Huyện Văn Bàn bảo tồn, phát huy di sản 'Khắp Nôm'

Cùng với các hoạt động bảo tồn, phát huy di sản 'Khắp Nôm' của dân tộc Tày, huyện Văn Bàn đang có những bước đi nhằm đưa di sản này vào phát triển du lịch - dịch vụ.

Trao truyền, tiếp nối di sản kéo co Những ý kiến tâm huyết

Ngày 17-11 vừa qua, cuộc tọa đàm quốc tế 'Bảo vệ, phát huy nghi lễ và trò chơi kéo co trong đời sống đương đại' đã được tổ chức tại đền Trấn Vũ (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội) với sự tham gia của nhiều đại biểu trong nước và quốc tế. Hànôịmới Cuối tuần đã lược ghi những ý kiến tâm huyết nhằm góp phần phát huy hơn nữa giá trị của trò chơi dân gian độc đáo này trong đời sống đương đại.

Di sản kéo co - Bài cuối: Gìn giữ, phát huy giá trị di sản trong xã hội đương đại

Sau 8 năm được UNESCO vinh danh, di sản kéo co chưa thực sự phát huy được giá trị văn hóa đặc sắc, công tác bảo tồn di sản vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, cần được sự đầu tư của Nhà nước, sự quan tâm của cộng đồng và của cơ quan quản lý văn hóa.

Ứng xử với kéo co truyền thống như một loại hình di sản

Một loạt các sự kiện xoay quanh kéo co truyền thống được nhìn nhận như là một loại hình di sản đứng trước những vấn đề về gìn giữ và bảo tồn giữa bối cảnh đương đại đã diễn ra trong hai ngày 17-18.11, tại đền Trấn Vũ (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, TP. Hà Nội).

Đoàn nghệ nhân kéo co dân tộc Tày tỉnh Lào Cai tham gia Liên hoan trình diễn Nghi lễ và trò chơi Kéo co năm 2023

Từ ngày 17 - 18/11, tại Hà Nội diễn ra Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại: Nghi lễ và trò chơi Kéo co năm 2023.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản kéo co

Năm 2015, hồ sơ đa quốc gia Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc và Philippines đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 8 năm sau khi được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, các cộng đồng trong và ngoài nước cùng sở hữu Nghi lễ và trò chơi kéo co vẫn đang nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản này.

Liên kết cộng đồng bảo vệ và phát huy giá trị di sản kéo co

8 năm sau khi được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, các cộng đồng trong và ngoài nước cùng sở hữu Nghi lễ và trò chơi kéo co vẫn đang nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản này.

Phát huy nghi lễ và trò chơi kéo co trong đời sống đương đại

Ngày 17-11, tại đền Trấn Vũ (phường Thạch Bàn), UBND quận Long Biên phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Hội Di sản văn hóa Việt Nam tổ chức tọa đàm quốc tế 'Bảo vệ, phát huy nghi lễ và trò chơi kéo co trong đời sống đương đại'.

Đề nghị đưa chương trình kéo co vào trường học

Đại diện đền Trấn Vũ đề nghị đưa chương trình kéo co vào trường học để các em học sinh biết, thực hành trong các tiết học thể chất.

Linh thiêng Lễ cúng nguồn nước của đồng bào Hà Nhì Lào Cai

Cầu cho nước nguồn chảy mãi không ngừng để cuộc sống mãi sinh sôi, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cầu mong thôn, bản được bình yên, con người được mạnh khỏe, vật nuôi được sinh sôi phát triển, cây trồng được tươi tốt… Đó là mong ước của bà con đồng bào người Hà Nhì, Y Tý, Bát Xát, Lào Cai vào mỗi dịp cúng nguồn nước trong đầu năm mới.

Điểm tựa xây dựng và phát triển văn hóa con người Lào Cai

Ngày 27/8/2021, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết 09 về 'Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Lào Cai đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững', đến nay việc triển khai đã đạt nhiều kết quả.

Cần xử lý nghiêm hành vi làm xấu hình ảnh ẩm thực Tây Bắc

Thời gian gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội xuất hiện hàng loạt clip tự xưng 'ẩm thực Tây Bắc', với nội dung, hình ảnh phản cảm, khiến nhiều người bức xúc bởi nó làm xấu đi nét đẹp của văn hóa ẩm thực Tây Bắc.

Thiếu nữ Hà Nhì bước qua hủ tục 'ngủ gác chuồng trâu'

Hủ tục ngủ gác chuồng trâu một thời là nỗi ám ảnh ở vùng người Hà Nhì cư trú. Ngày nay, thiếu nữ Hà Nhì đã hòa nhập vào môi trường xã hội phát triển, họ đã bước qua những hủ tục lạc hậu.