Những câu chuyện còn lại về anh hùng, liệt sĩ Trần Can-Bài 1: Đi trọn một vòng chiến dịch

Anh hùng, liệt sĩ Trần Can là 1 trong 4 anh hùng, liệt sĩ tiêu biểu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Trần Can).

Trung đoàn 209 tổ chức Đại hội Thi đua Quyết thắng giai đoạn 2019-2024

Ngày 13-5, Trung đoàn 209, Sư đoàn 312, Quân đoàn 12 tổ chức Đại hội Thi đua Quyết thắng giai đoạn 2019-2024.

Huấn luyện ở đơn vị thắng trận mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ

Ðại đoàn 312 (nay là Sư đoàn 312, Quân đoàn 12) là một trong 5 đại đoàn tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, được giao nhiệm vụ đánh trận mở màn vào cứ điểm Him Lam.

Bản tin Mặt trận sáng 8/5

Bản tin Mặt trận sáng 8/5 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Trọn vẹn nghĩa tình với Điện Biên; Cao Bằng: Vinh danh điển hình Chiến dịch 100 ngày Giải phóng mặt bằng cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh; Hải Phòng: Hiệp thương kiện toàn chức danh Phó Chủ tịch MTTQ thành phố; Tránh cơ chế xin - cho trong quy định tách thửa...

Ba tượng đài hào hùng nhất định phải ghé thăm ở Điện Biên Phủ

Ba tượng đài bề thế này là ba công trình kiến trúc nghệ thuật mang tính biểu tượng về chiến dịch Điện Biên Phủ. Phía sau mỗi tượng đài là một khía cạnh hào hùng của trận đánh chấn động địa cầu năm 1954.

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Hồi ức trận mở màn lịch sử

Trong ký ức của Đại tá Nguyễn Huyên (sinh năm 1933, trú ở huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), 56 ngày đêm 'khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt' trong chiến dịch Điện Biên Phủ là những tháng ngày không thể nào quên.

Các trường học sôi nổi chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong những ngày qua, các trường học ở nhiều địa phương trên cả nước đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Chiến sĩ dẫn đầu tổ xung kích bắt sống tướng Đờ Cát tại Điện Biên Phủ quê ở đâu?

Tạ Quốc Luật là người chỉ huy tổ xung kích, tiến vào Sở Chỉ huy quân Pháp để bắt sống tướng Đờ Cát và bộ tham mưu địch ở Điện Biên Phủ. Ông sinh ra tại một làng quê Bắc Bộ, nơi có nhiều anh hùng góp công trong hai cuộc kháng chiến.

Trọn vẹn nghĩa tình với Điện Biên

Thiếu tướng Đào Quang Cát - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2 (Chính trị viên Đại đội E165, F312) và Đại tá Nguyễn Hữu Tài - nguyên Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, nguyên Cục phó Cục Quân huấn, Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam là những người đã kinh qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ hào hùng của dân tộc.

Trận chiến cuối cùng!

Ngày này cách đây 70 năm, vào hồi 16 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến, quyết thắng đã tung bay trên nóc hầm Christian de Castries, Chỉ huy quân Pháp tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, báo hiệu quân ta đã giành toàn thắng, kết thúc Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

Ký ức Điện Biên

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một trong những thắng lợi đỉnh cao, biểu tượng cho nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo và tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. 7 thập kỷ qua, những chàng thanh niên tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ khi còn mười tám, đôi mươi ngày ấy giờ đã là những cụ ông chân yếu, mắt mờ, nhưng khi nhắc về chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu', họ vẫn nhớ như in kỷ niệm của những ngày gian khó 'khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt/ Máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn'…. Trong không khí lắng đọng, hào hùng của những ngày tháng 5 lịch sử này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện ngắn với Đại tá Nguyễn Hữu Tài, Nguyên Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 209, Sư đoàn 312; Nguyên Phó Cục trưởng Cục Quân huấn, Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam và Cựu thanh niên xung phong Nguyễn Tiến Năng, Nguyên Phó Đội trưởng Đội 34 Thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, nguyên Trợ lý của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Những người lính tham gia chiến dịch Điện Biên năm nào giờ đều đã ngoài 90 tuổi, nhưng những ký ức một thời gian khó dưới mưa bom, bão đạn lại ùa về, được các ông kể lại từng chi tiết, rành mạch, với bao nỗi niềm rưng rưng xúc động…

Thăm hai căn hầm lịch sử của Tướng Giáp và Tướng De Castries

Trong trận Điện Biên Phủ, những quyết định quân sự quan trọng nhất của hai bên tham chiến đã được đưa ra từ hai căn hầm của hai nhà chỉ huy: Đại tướng Võ Nguyên Giáp phía Việt Nam và Chuẩn tướng Christian De Castries phía Pháp.

Nhân vật lịch sử: Người bắt sống Tướng Đờ Cát - Xtơ Ri

Đó là anh hùng lực lượng vũ trang Tạ Quốc Luật. Ông sinh năm 1925, tại thôn Quang Lang, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Ngày 7/5/1954, ông là Đại đội trưởng dẫn đầu tổ xung kích chỉ huy bắt sống tướng giặc Đờ Cát-xtơ-ri, Ông là niềm tự hào của Quân đội nhân dân Việt Nam, của quê lúa Thái Bình.

Hà Nội: Trường tiểu học Điện Biên hân hoan kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, trường Tiểu học Điện Biên (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) mong muốn tuyên truyền sâu rộng trong toàn cán bộ, nhân viên và học sinh về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đại tướng Phan Văn Giang thăm, động viên lực lượng diễu binh, diễu hành

Chiều 6/5, Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ, lực lượng các khối diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ Điện Biên

Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các Anh hùng liệt sỹ Điện Biên tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia A1.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương, tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Điện Biên Phủ

Chiều 6/5, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1 tại tỉnh Điện Biên.

Đại tướng Phan Văn Giang tham gia lễ gắn biển tên đường Tạ Quốc Luật ở TP Điện Biên Phủ

Chiều 6-5, đoàn công tác Quân ủy Trung ương – Bộ Quốc phòng, do Đại tướng Phan Văn Giang dẫn đầu đã có nhiều hoạt động ở TP Điện Biên Phủ.