Khơi dòng khoa học công nghệ

Trước những biến số ngày càng tăng, khó lường, ngành tôm cần thay đổi mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) cần được phổ cập đến từng hộ nuôi để nâng cao tỷ lệ thành công, giảm giá thành, giúp tăng tính cạnh tranh, nâng cao vị thế ngành tôm trên thị trường thế giới.

Để phụ phẩm không là rác

'Phụ phẩm tôm không còn là rác nữa mà trở thành nguyên liệu phục vụ chế biến thành các sản phẩm có giá trị, đáp ứng tiêu chí tuần hoàn trong phát triển xanh, giúp ngành tôm phát triển bền vững'. Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Đức Tuấn - Giám đốc kỹ thuật Công ty Cổ phần Việt Nam Food (VNF) tại Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm lần thứ 5 năm 2024 (VietShrimp 2024), tổ chức tại tỉnh Cà Mau vào tháng 3/2024.

Chút năng lượng cho mùa tôm mới

Mùa mưa năm 2023 kết thúc sớm, độ mặn tại các vùng nuôi lên nhanh, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp, giá tôm vẫn giữ ở mức khá… đã tạo thêm chút năng lượng thắp sáng tia hy vọng cho người nuôi bước vào vụ tôm nước lợ năm 2024.

Truyền cảm hứng đọc sách với 'Thư viện ước mơ'

Không chỉ đơn thuần là nơi lưu giữ những cuốn sách, tài liệu hay, dự án 'Thư viện ước mơ' được thành lập còn hướng tới mục đích tạo ra không gian để các em học sinh, đặc biệt là học sinh vùng khó phát triển văn hóa đọc; tiếp cận với các loại hình nghệ thuật như hội họa, nhiếp ảnh, âm nhạc... Để rồi thông qua thư viện ước mơ, các em sẽ có cơ hội khám phá bản thân, không ngừng trau dồi và hoàn thiện vốn kiến thức, trở thành những người có ích cho đất nước.

'3 không' vẫn luôn thành công

'Mô hình nuôi tôm của Sao Ta hiện đang 'đi ngược lại thiên hạ'. Đó là không vèo, không lưới lan, không ôxy đáy' - ông Hoàng Thanh Vũ - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, người phụ trách chính vùng nuôi hơn 500ha của Sao Ta mở đầu câu chuyện chia sẻ về phòng, chống dịch bệnh và mô hình nuôi tôm hiệu quả tại Hội thảo tham vấn 'Xây dựng mô hình nuôi tôm hiệu quả và phòng bệnh trên tôm nuôi' tổ chức tại Sóc Trăng vào ngày 27/11 vừa qua khá ấn tượng.

Chút sôi động từ cung cầu nội địa

Từ đầu tháng 10 đến nay, hầu như giá tôm chỉ có tăng chứ không hề giảm, đặc biệt là tôm cỡ lớn có tốc độ tăng rất nhanh. Tuy nhiên, theo ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, sự tăng giá này chủ yếu đến từ tác động cung - cầu trong nước, chứ không phải tín hiệu ấm lên từ thị trường xuất khẩu.

Lúa và tôm

Từ đầu năm 2023 đến nay, trong khi người trồng lúa và doanh nghiệp xuất khẩu gạo luôn có được 'nụ cười' lợi nhuận cao thì người nuôi tôm và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm luôn trong cảnh chật vật tìm đường vượt khó.

Giá tôm tăng, doanh nghiệp lo thiếu hàng

Sau nửa năm đủng đỉnh vì số đơn hàng giảm mạnh, đến đầu tháng 7, khi các đơn hàng dồi dào hơn, các doanh nghiệp ngành tôm bắt đầu gia tăng công suất chế biến tạo đà cho giai đoạn tăng tốc dịp cuối năm. Nhu cầu tôm nguyên liệu vì thế cũng tăng theo, trong khi nguồn cung đã không còn dồi dào, nên giá tôm bắt đầu tăng trở lại và xu hướng này được dự báo sẽ còn kéo dài từ nay đến cuối năm, thậm chí nhiều khả năng đến hết quý I năm 2024.

Bình Phước đoạt 2 giải B cuộc thi kể chuyện sách thiếu nhi khu vực

Liên hoan kể chuyện sách thiếu nhi khu vực Miền Đông Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ năm 2023 kết thúc hôm nay 29-7. Đoàn Bình Phước đoạt 2 giải B hệ Tiểu học và THCS.

Vốn - Cần nhưng đắn đo

Trong bối cảnh cả người nuôi lẫn doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm đang gặp nhiều khó khăn thì câu chuyện vốn cho ngành tôm một lần nữa được các doanh nghiệp, người nuôi và cơ quan quản lý chuyên ngành đặt ra để cùng tìm hướng tháo gỡ, vực dậy ngành tôm.

Bước ra từ trang sách

Thông qua hình thức sân khấu hóa các mẩu chuyện trong sách, hội thi Kể chuyện theo sách do Thư viện tỉnh phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Đông Hà tổ chức đã thu hút đông đảo học sinh trên địa bàn thành phố tham gia. Qua cuộc thi, các em thiếu niên, nhi đồng được thỏa sức thể hiện tình yêu dành cho sách, đồng thời bồi đắp, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống; góp phần xây dựng và phát triển văn hóa đọc sâu rộng trong học sinh.

Con giống và nguồn nước

Trong nuôi tôm nước lợ, 2 yếu tố quan trọng có tính quyết định đến sự thành công là chất lượng con giống và nguồn nước. Do đó, để phát triển và tăng tính cạnh tranh cho ngành tôm, tại hội nghị với Thủ tướng Chính phủ vào ngày 13/4, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành làm sao để con giống được kiểm soát an toàn hơn, nguồn nước vùng nuôi được sạch hơn.

Tìm giải pháp vượt khó cho ngành tôm

'Vốn hạn chế, giống quản lý thế nào, bảo vệ môi trường, phòng, chống dịch bệnh ra sao, xúc tiến, mở rộng thị trường như thế nào… để đạt mục tiêu sản lượng tôm trên 1,1 triệu tấn và xuất khẩu tôm trên 4,3 tỷ USD theo kế hoạch là những vấn đề cần được quan tâm thảo luận để có giải pháp thực thi hiệu quả'. Đó là ý kiến gợi mở của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến tại Hội nghị phát triển ngành tôm năm 2023, tổ chức tại Sóc Trăng vào đầu tháng 3.

Khởi động trong thận trọng

Giá tôm tăng cao từ cuối năm 2022 tiếp tục kéo dài đến giữa tháng 2/2023. Nhu cầu tôm nguyên liệu trên thị trường vẫn còn cao, nhưng tiến độ thả tôm năm nay có phần chậm hơn so với cùng kỳ do ảnh hưởng thời tiết và độ mặn còn thấp. Tuy nhiên, trước dự báo mặn có khả năng lên cao và xâm nhập sâu vào nội đồng thời gian tới, tiến độ thả nuôi vụ tôm nước lợ năm nay sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Ươm mầm tư duy với những truyện kể dân gian

Tích Chu, Đẽo cày giữa đường, Mèo lại hoàn mèo, Đàn vịt trời…là những truyện dân gian chứa đựng bài học lý thú, giúp ươm mầm tư duy cho các bạn nhỏ.

Những câu chuyện dân gian thu hút trẻ nhỏ

Bộ sách 'Ươm mầm tư duy qua truyện kể dân gian' mang đến cho các bé trong độ tuổi mầm non nhiều câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn và sự tích dân gian thú vị.

Chất và chuẩn

Cũng như một số loại nông sản đã được xuất khẩu chính ngạch trước đó, những mặt hàng nông sản Việt Nam gần đây được một số thị trường lớn đồng ý nhập khẩu chính ngạch, như: sầu riêng Đắk Lắk vào thị trường Trung Quốc, Gạo Ông Cua vào thị trường Anh, bưởi vào thị trường Mỹ… đều có điểm chung là chất lượng thơm ngon và được sản xuất, đóng gói đúng theo tiêu chuẩn của thị trường tiêu thụ. Điều đó một lần nữa cho thấy, thị trường tiêu thụ hàng nông sản là không thiếu nếu hội tụ các điều kiện cần và đủ, là: ngon lành và giá cả cạnh tranh.

Vui sớm, lo xa

Năm 2022 dù chưa qua, nhưng kinh tế của tỉnh Sóc Trăng đã sớm đón nhận những tin vui với những con số tăng trưởng ấn tượng, mà tâm điểm là tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức 7,71%. Vui sớm, nhưng các doanh nghiệp, người sản xuất và cả lãnh đạo tỉnh vẫn không quên lo cho chặng đường phía trước của năm 2023 vốn được dự báo sẽ còn hết sức khó khăn bởi tác động của lạm phát toàn cầu.

Niềm tin chất lượng

Cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới năm 2022 (World's Best Rice 2022) tổ chức tại Thái Lan từ ngày 15 - 17/11/2022, Ban Tổ chức không trao giải nhì và giải ba mà chỉ có giải nhất cho gạo Phka Rumdoul (Lài Miên) của Campuchia. Gạo ST24, ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua cùng với gạo của nước chủ nhà Thái Lan và Lào cùng được xếp vào top 4 gạo ngon nhất thế giới.

Tam nông luôn là vấn đề chiến lược

Đó là khẳng định của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sau khi kết thúc nội dung chất vấn và trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan diễn ra vào sáng ngày 8-6. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định: 'Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng và ưu tiên nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn'.

Cơ hội cho ngành hàng cá tra

Giá cá tra trong nước lẫn xuất khẩu hiện đang ở mức cao. Những dự báo về thị trường tiêu thụ cá tra năm 2022 đều cho thấy hết sức lạc quan. Tuy nhiên, các ý kiến của Hiệp hội Cá tra lẫn ngành chức năng và các bên trong chuỗi giá trị cá tra đều hết sức thận trọng trước bài học kinh nghiệm 'cung vượt cầu' trong những năm trước đây nhằm đảm bảo cho ngành hàng này phát triển hiệu quả và bền vững.

Trở lại giữa đại dịch

Sau thời gian lép vế với con tôm thẻ, trong vụ nuôi năm nay, con tôm sú đã có sự trở lại bằng con giống tôm sú mới siêu tăng trưởng mang tên CPF - Turbo M9 (gọi tắt là M9) của Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam và nhanh chóng thuyết phục được nhiều nông dân nuôi tôm ở huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng). Và khi vụ nuôi vẫn chưa kết thúc nhưng hầu hết hộ nuôi giống tôm sú mới này đều có chung nhận xét: 'So với những giống tôm sú trước đây thì tôm sú M9 là tốt nhất và cho hiệu quả cao nhất'.

An toàn và hiệu quả

Trước diễn biến thời tiết ngày càng khó lường; sản lượng, chi phí vật tư đầu vào, giá cả sản phẩm khai thác biến động thất thường; các yêu cầu, quy định về truy xuất nguồn gốc, về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng khắt khe… tại tỉnh Sóc Trăng đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm đảm bảo cho mỗi chuyến ra khơi của ngư dân được an toàn và hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế cũng như an ninh, chủ quyền biển, đảo.

Mong hết dịch, chờ giá lên

Đó là tâm trạng chung của người nuôi tôm, ngư dân khai thác biển và doanh nghiệp ngành thủy sản Sóc Trăng kể từ khi chợ đầu mối Bình Điền (TP. Hồ Chí Minh) đóng cửa và việc giãn cách xã hội được thực hiện tại các tỉnh, thành phía Nam theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Vắc xin cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng ở các tỉnh, thành phía Nam, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản đã buộc phải thu hẹp sản xuất theo phương án '3 tại chỗ'. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất, còn nếu muốn tồn tại, phục hồi và tăng trưởng, giải pháp tốt nhất theo các doanh nghiệp vẫn là có sớm và đầy đủ vắc xin cho người lao động.

Thi kể chuyện theo sách trong mùa dịch Covid-19

Duy trì và phát triển hoạt động đọc sách và làm theo sách ở lứa tuổi thanh thiếu niên là mục tiêu hướng đến của gia đình, nhà trường và xã hội. Từ đọc sách sẽ giúp thanh thiếu niên trang bị thêm nhiều kiến thức, hình thành kỹ năng học tập, giao tiếp, ứng xử, trình bày, biểu đạt cảm xúc và tự tin trước đám đông để từ đó hoàn thiện nhân cách, xây dựng lối sống nhân văn, thân ái, nghĩa tình.

Chủ động thích ứng, thay đổi tư duy, tôn trọng tự nhiên

Phát triển nông nghiệp hiệu quả và bền vững không chỉ là mục tiêu mà còn là mệnh lệnh của sản xuất trong bối cảnh biến đổi khí hậu và diễn biến thị trường ngày càng gay gắt, khó lường. Từ đây, cụm từ 'nông nghiệp thuận thiên' cũng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, nhưng việc hiểu và hành động thế nào để thuận thiên, để bền vững mới là vấn đề quan trọng.

Cô giáo trẻ ra đảo rèn bản lĩnh

Năm 1991, cô Thắm theo gia đình đi làm kinh tế mới ở huyện đảo Vân Đồn (Quảng Ninh).