Uy lực hệ thống phòng không M-SHORAD Mỹ tái triển khai ở Đông Âu

Khẩu đội Alpha, Tiểu đoàn 5, Trung đoàn Pháo Phòng không 4 thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không và Tên lửa Lục quân 10 của Mỹ có trụ sở tại Đức bắt đầu tái triển khai Hệ thống phòng không tầm ngắn cơ động (M-SHORAD) tới Đông Âu.

M-SHORAD (Mobile Short-Range Air Defense) là hệ thống phòng không có tính linh hoạt và hiệu quả cao trong việc bảo vệ các lực lượng cơ động, đánh dấu cột mốc quan trọng mới trong việc tăng cường năng lực phòng thủ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO).

Kể từ Chiến tranh Lạnh, Bộ Quốc phòng Mỹ bắt đầu phát triển các hệ thống phòng thủ và sau khi trải qua đợt đánh giá kéo dài 6 tháng với các nguyên mẫu hệ thống phòng không cơ động M-SHORAD (Interim/Initial Maneuver Short-Range Air Defense) tại trường bắn White Sands và sự phê chuẩn của Bộ Chỉ huy Phòng thủ Tên lửa và Phòng không, hệ thống M-SHORAD chính thức ra đời.

Mục tiêu của chương trình M-SHORAD là hiện đại hóa lực lượng phòng không Lục quân thông qua việc chế tạo và triển khai các hệ thống tên lửa và vũ khí cùng tên, bắt đầu vào tháng 2/2018, nhằm tạo ra một hệ thống phòng không tự hành để chống lại một loạt các mối đe dọa trên không điển hình trong các cuộc xung đột hiện đại, để bảo vệ các đội hình cơ động và cấp chiến thuật khỏi các cuộc tấn công và giám sát đường không tầm thấp.

Để tăng tốc độ và đơn giản hóa việc phát triển một loại hệ thống tên lửa phòng không mới, M-SHORAD được chế tạo trên khung gầm Stryker A1 đã được hoàn thiện với khả năng cơ động cao, sử dụng tối đa các thành phần và cụm lắp ráp sẵn có thể có, để giảm thời gian phát triển, ra mắt loạt và tái vũ trang nhanh nhất với Gói Thiết bị Nhiệm vụ (Mission Equipment Package - MEP), do Leonardo DRS tạo ra.

Theo Defense World, tổ hợp phòng không tầm gần này thực chất là bọc thép xe phòng không được trang bị đài radar mạnh, các thiết bị tác chiến điện tử, tên lửa dẫn đường bằng radar và pháo 30 mm mới nhất và súng máy đồng trục.

Thành phần đáng chú ý nhất của MEP là mô đun tháp pháo tích hợp đa nền tảng vũ khí (Reconfigurable Integrated-weapons Platform - RIwP) do công ty Moog phát triển. Tháp pháo có trang bị pháo tự động XM914 30 mm và một súng máy M240 7,62 mm, cũng như 2 bệ phóng cho hai loại tên lửa khác. Để tấn công các mục tiêu trên không, tổ hợp này có thể sử dụng 4 tên lửa FIM-92 Stinger và 2 chiếc AGM-114 Hellfire.

Tùy theo đối tượng, pháo có thể được sử dụng hiệu quả để chống lại các UAV cỡ nhỏ, các mục tiêu trên không tầm gần và xe bọc thép hạng nhẹ; sự hiện diện của ATGM cho phép hạ gục cả xe tăng chiến đấu chủ lực MBT hiện đại. Ưu điểm của M-SHORAD là tính linh hoạt, cho phép tấn công nhiều loại mục tiêu mặt đất, vượt trội so với tổ hợp phòng không Avenger hiện có, được cho là yếu hơn, chậm hơn và dễ bị tổn thương hơn. Tên lửa Stinger của Mỹ được coi là quá đắt và không hiệu quả để tấn công các máy bay không người lái giá rẻ, nhỏ của Nga được cử đi trinh sát các mục tiêu cho các pháo binh.

Việc phát hiện và theo dõi mục tiêu được thực hiện bằng Radar bán cầu đa nhiệm (Multi-Мission Hemispheric Radar - MHR) do công ty Rada Electronic Industries của Israel phát triển. Nó bao gồm 4 ăng-ten mảng hoạt động theo giai đoạn, được đặt ở các góc của phương tiện vận chuyển.

Để tăng cường khả năng phòng thủ cho các phương tiện chống lại máy bay không người lái cỡ nhỏ, súng cối, pháo binh và tên lửa, Quân đội Mỹ cũng đã và đang phát triển tia laser năng lượng cao để bổ sung cho hệ thống M-SHORAD.

Tổ hợp M-SHORAD có thể tiến hành quan sát vòng tròn ở bán cầu trên và có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở phạm vi từ 20-25 km. Đồng thời có thể phát hiện máy bay không người lái trong bán kính 5 km. Ngoài ra, bộ phận quang điện tử MX-GCS trên tháp pháo RIwP được sử dụng để điều khiển vũ khí và dẫn đường cho tên lửa.

Bên trong xe chiến đấu là các bộ phận điều khiển để quan sát hoạt động của kíp điều khiển. Nó cũng cung cấp khả năng vận chuyển các tên lửa bổ sung, để nạp đạn cho bệ phóng.

Nhiệm vụ chính của tổ hợp M-SHORAD là chống các mục tiêu trên không trong khu vực gần. Tùy theo loại đối tượng phát hiện, hệ thống có thể sử dụng súng máy, pháo hoặc tên lửa để thực hiện đòn tác chiến khác nhau. Một tổ hợp cũng có thể chống lại bất kỳ mục tiêu mặt đất nào, từ lực lượng bộ binh đến xe bọc thép của đối phương.

Lý Thùy (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/uy-luc-he-thong-phong-khong-m-shorad-my-tai-trien-khai-o-dong-au-1961730.html