Tưởng lớn nhất thế giới nhưng hóa ra Không quân Mỹ lại khá... mỏng

Hai nghiên cứu từ năm 2018, đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm về sức mạnh của không quân của Mỹ, cho rằng lực lượng này là quá mỏng, so với địa bàn hoạt động rộng khắp của quân đội Mỹ.

Được ví như như một công ty vận tải đường bộ, với quá ít xe tải, nhưng phải vận chuyển quá nhiều chuyến hàng, sức mạnh không quân của Mỹ đang hoạt động quá mức và thiếu khả năng duy trì với cường độ cao trong thời gian dài.

Hai đề tài nghiên cứu từ năm 2018 của RAND Corp và Văn phòng Giải trình trách nhiệm Chính phủ Mỹ (GAO), đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm về sức mạnh không quân Mỹ, nếu một cuộc chiến xảy ra trong hiện tại và tương lai gần.

Các nghiên cứu của RAND đã tiến hành đánh giá, liệu Không quân Mỹ có khả năng chiến đấu trong bốn loại hình xung đột trong tương lai. Loại hình thứ nhất đó là: Một cuộc chiến tranh lạnh mới với Nga hay Trung Quốc, kèm theo một cuộc xung đột khu vực lớn tương tự như các cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam trong quá khứ.

Thứ hai là một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, cùng với một cuộc xung đột ngắn trong khu vực như Chiến dịch “Bão táp sa mạc”; thứ ba là các hoạt động thực thi hòa bình như thiết lập vùng cấm bay và thứ tư là tiến hành các chiến dịch chống nổi dậy.

Dựa trên dữ liệu lịch sử từ các hoạt động thực tế của Không quân Mỹ trong các cuộc xung đột như vậy, RAND ước tính, liệu Không quân có thể đáp ứng nhu cầu cho tám loại nhiệm vụ bao gồm, chiếm ưu thế trên không, tấn công, không vận, tiếp nhiên liệu trên không và C3ISR (chỉ huy, trinh sát, tình báo).

Theo tính toán của RAND, hầu như không có trường hợp nào Không quân Mỹ có thể đáp ứng 100% nhu cầu. Trong một cuộc xung đột khu vực kéo dài, Không quân Mỹ chỉ có thể đáp ứng 62% yêu cầu tấn công, 65% yêu cầu không vận, nhưng nó có thể đảm bảo 92% nhu cầu máy bay tiếp dầu trên không.

Trớ trêu thay, kịch bản có ít khả năng xảy ra chiến đấu nhất, lại khiến Lực lượng Không quân Mỹ kiệt quệ nhất. Như kết quả phân tích của RAND, đáng ngạc nhiên nhất là các hoạt động thực thi hòa bình, là nhiệm vụ căng thẳng nhất đối với Không quân Mỹ.

Các ước tính thật đáng kinh ngạc, trong kịch bản gìn giữ hòa bình/vùng cấm bay, Không quân Mỹ chỉ có thể đáp ứng 29% yêu cầu của C3ISR, 32% nhu cầu máy bay tiếp dầu, 40% nhiệm vụ hoạt động đặc biệt và 46% nhiệm vụ máy bay ném bom.

RAND lấy ra những con số ảm đạm đó từ “các khu vực cấm bay kéo dài ở Balkan và Trung Đông, nơi đòi hỏi sự luân chuyển liên tục của máy bay chiến đấu, máy bay tiếp dầu và máy bay C3ISR”. Nói cách khác, các hoạt động không quân kéo dài, như thực thi vùng cấm bay, sẽ vượt quá khả năng của Không quân.

Trong khi đó, một báo cáo năm 2018 của Văn phòng giải trình trách nhiệm của chính phủ Mỹ (GAO) tiết lộ rằng, từ năm 2011 đến năm 2016, Không quân và Hải quân đã không đạt được các mục tiêu, về khả năng đảm bảo máy bay, cho các nhiệm vụ.

Kiểm tra tính khả dụng của 13 mẫu máy bay của Lực lượng Không quân và Hải quân, bao gồm B-52, F-22, F/A-18 E/F Super Hornet và AV-8B Harrier, GAO phát hiện các vấn đề nghiêm trọng như bảo dưỡng tại các sân bay bị chậm; phụ tùng cần thiết không còn được sản xuất, máy bay bay quá thời hạn sử dụng.

GAO phân tích, chỉ huy các phi đội tiêm kích F-22 giải thích rằng, việc thiếu máy bay sẽ tạo ra sự thiếu hụt phi công được đào tạo. Các phi công F-22 cần được đào tạo chuyên sâu, để hoàn thành vai trò chiếm ưu thế trên không của loại máy bay hết sức hiện đại này.

Về phần lực lượng Không quân Hải quân, đã phải dồn số máy bay hiện có, để đảm bảo duy trì được sức mạnh cho các phi đội đã triển khai; khiến các đơn vị thiếu máy bay để huấn luyện.

Có những giải pháp đơn giản, thông thường và không phải bàn cãi để nâng cao sức mạnh không quân của Mỹ, như mua thêm nhiều máy bay hơn, bảo trì tốt hơn, triển khai ít hơn.

Nhưng vấn đề không phải đơn giản như vậy, vì quân đội Mỹ phải chuẩn bị cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm các hoạt động gìn giữ hòa bình hoặc chống nổi dậy, có thể những nhiệm vụ này không nặng về chiến đấu, nhưng cần bảo trì. Và Không quân Mỹ phải làm điều này, với một đội máy bay đắt tiền, cũ kỹ và thường xuyên hỏng hóc. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tiêm kích F-16 - dòng máy bay tiêm kích một động cơ rẻ tiền hóa ra lại là xương sống của Không quân Mỹ hiện tại. Nguồn: USAF.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tuong-lon-nhat-the-gioi-nhung-hoa-ra-khong-quan-my-lai-kha-mong-1557795.html