Tỉnh nào có tên gọi nghĩa là 'xứ cá'?

Đây là một tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ. Theo tiếng đồng bào Khmer, tên tỉnh này nghĩa là 'xứ cá', do ở đây có vô số loài cá sinh sống.

1. Tên gọi tỉnh nào có nghĩa là “xứ cá”?

Cà Mau
Cần Thơ
Sóc Trăng
Bến Tre

Chính xác

Bến Tre nằm ở hạ lưu sông Mekong, giáp biển Đông. Bến Tre trong tiếng Khmer gọi là “Srok Trey”, với “Srok” đồng nghĩa “xứ, vùng”, Trey nghĩa là “cá”, do vùng này nổi tiếng vì nhiều loại cá sinh sống. Ngoài ra, tỉnh cũng có nhiều địa danh khác liên quan đến cá như cầu Cá Lóc, cầu Cá Trê, Cái Bông (một loại cá lóc thân có hoa văn)…

Một số tài liệu của người Pháp cho rằng tên gọi Bến Tre liên quan đến việc tỉnh trồng nhiều tre. Tuy nhiên, thống kê cho thấy diện tích trồng tre tại địa phương này khá thấp. Dừa mới là thực vật biểu tượng của tỉnh. Năm 1960, diện tích trồng dừa tại Bến Tre chiếm gần 50% toàn miền Tây Nam Bộ nên tỉnh có biệt danh khác là “xứ dừa”.

2. Đâu là thủ phủ của tỉnh Bến Tre?

Thành phố Ba Tri
Thành phố Bến Tre
Thành phố Mỏ Cày
Thành phố Bình Đại

Chính xác

Theo thống kê năm 2021, Bến Tre có gần 1,3 triệu dân, xếp thứ 28 cả nước về dân số, với nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống như người Kinh, Khmer, Ba Na, Xơ Đăng…

Về hành chính, Bến Tre có 9 đơn vị cấp huyện trực thuộc, gồm thành phố Bến Tre, huyện Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú.

3. Bến Tre gắn liền với tên tuổi của nhà thơ yêu nước kiêm danh nhân văn hóa nào?

Nguyễn Bỉnh Khiêm
Trịnh Hoài Đức
Nguyễn Đình Chiểu
Hồ Biểu Chánh

Chính xác

Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) hay cụ đồ Chiểu là nhà thơ nổi tiếng Nam Bộ thế kỷ XIX. Ông sinh ra và lớn lên trong giai đoạn triều đình nhà Nguyễn suy yếu, bên ngoài lại có thực dân Pháp dòm ngó.

Tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với nhiều tác phẩm yêu nước, căm thù giặc xâm lược như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chạy giặc, Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây, Mười hai bài thơ và văn tế tướng quân Trương Định…

Năm 1862, sau khi 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ mất về tay Pháp, ông cùng gia đình rời Cần Giuộc về Bến Tre sinh sống. Đây cũng là nơi ông có 20 năm gắn bó với nghề dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn cổ vũ tinh thần đấu tranh của quân và dân Nam Bộ.

Nguyễn Đình Chiểu qua đời tại tỉnh Bến Tre. Năm 1990, khu lăng mộ của ông được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đến năm 2017, di tích tiếp tục nhận bằng Khu di tích văn hóa, lịch sử Quốc gia cấp đặc biệt. Vào ngày 24/11/2021, ông được UNESCO công nhận là Danh nhân Văn hóa Thế giới.

4. Nữ tướng kiêm chính trị gia nổi tiếng nào quê Bến Tre?

Nguyễn Thị Bình
Nguyễn Thị Định
Đinh Thị Vân
Võ Thị Mô

Chính xác

Nguyễn Thị Định (1920 – 1992), hay Madame Nguyễn Thị Định, Ba Định, sinh tại Lương Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre. Bà lớn lên trong gia đình nông dân nghèo nhưng có truyền thống cách mạng, chống giặc ngoại xâm.

Năm 1936, khi mới 16 tuổi, bà đã theo anh ruột tham gia phong trào Đông Dương đại hội và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông dương năm 18 tuổi. Năm 1960, bà là một trong những người lãnh đạo Đồng khởi Bến Tre, mở đầu cho phong trào Đồng khởi trên toàn miền Nam.

Kết thúc kháng chiến chống Mỹ, bà giữ chức Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đồng thời là Ủy viên Trung ương Đảng khóa IV, V, VI, Đại biểu quốc hội khóa VI, VII, VIII.

5. Bến Tre không nằm cạnh tỉnh nào sau đây?

Tiền Giang
Vĩnh Long
Trà Vinh
Long An

Chính xác

Tỉnh Bến Tre hình rẻ quạt, chóp nhọn hướng về phía thượng nguồn và có nhiều kênh rạch chằng chịt, diện tích tự nhiên khoảng 2.360km2. Phía Đông của tỉnh giáp biển Đông với đường bờ biển dài 65km. Phía Tây, Nam giáp tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, với ranh giới là sông Cổ Chiên. Phía Bắc giáp Tiền Giang, ranh giới là sông Tiền. Tỉnh Bến Tre không nằm cạnh Long An.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/tinh-nao-co-ten-goi-nghia-la-xu-ca-2265480.html