Thời thanh xuân của tân nhạc ái quốc

Một hành trình tìm lại những câu chuyện của 80 năm trước - khi những bài hát ái quốc được viết ra, đã trở thành phương tiện đóng góp cho cao trào giải phóng dân tộc năm 1945.

Cuốn du khảo "Thời thanh xuân của tân nhạc ái quốc" của nhà văn Nguyễn Trương Quý vừa ra mắt bạn đọc ngày Chủ Nhật cuối tuần này tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Cuốn du khảo "Thời thanh xuân của tân nhạc ái quốc" của nhà văn Nguyễn Trương Quý vừa ra mắt bạn đọc ngày Chủ Nhật cuối tuần này tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Nơi đây từng là giảng đường lớn Đại học Đông Dương, bối cảnh cho những câu chuyện được khảo cứu trong cuốn sách này.

Nơi đây từng là giảng đường lớn Đại học Đông Dương, bối cảnh cho những câu chuyện được khảo cứu trong cuốn sách này.

Một sinh quyển lịch sử được tái tạoMột thời đại của những tráng sĩ ca bên cạnh những diễm tình ca. Khi bài hát tân nhạc đầu tiên ra đời, cũng là lúc những bản hành khúc khơi dậy lòng ái quốc của người Việt xuất hiện. Trong bối cảnh Đông Dương thuộc Pháp năm 1940, những người sinh viên và thanh niên chưa đến hai mươi tuổi đã viết những bài hát kể về chiến công xa xưa của các anh hùng dân tộc, kêu gọi tập hợp lực lượng kiến tạo một đất nước tương lai. Lưu Hữu Phước, Văn Cao cùng những nhạc sĩ tiền chiến đã tạo ra một bầu khí quyển âm nhạc sôi sục bằng những bài hát “thanh niên - lịch sử”, thúc giục một lớp người Việt Nam mới giành lấy chính quyền trong cao trào giải phóng dân tộc năm 1945.

Thông qua sự hình thành của những bài hát ái quốc trong giai đoạn lịch sử đầy ắp các sự kiện lớn, du khảo Thời thanh xuân của tân nhạc ái quốc khắc họa câu chuyện văn hóa về việc các hội đoàn xã hội đã can dự vào cuộc đấu tranh giải thực và sự chuyển hóa của chúng dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc.

Thông qua sự hình thành của những bài hát ái quốc trong giai đoạn lịch sử đầy ắp các sự kiện lớn, du khảo Thời thanh xuân của tân nhạc ái quốc khắc họa câu chuyện văn hóa về việc các hội đoàn xã hội đã can dự vào cuộc đấu tranh giải thực và sự chuyển hóa của chúng dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc.

Một Hà Nội “tinh hoa” là mảnh đất màu mỡ cho sự sáng tạo của một tổ chức đã vượt ra khỏi khuôn khổ một hội đoàn trí thức - Ban âm nhạc Tổng hội Sinh viên Đại học Đông Dương - với hạt nhân trung tâm là Lưu Hữu Phước cùng nhóm Hoàng Mai Lưu.

Một Hà Nội lầm than là nơi những lời ca gai góc bi tráng của Văn Cao khởi lên cho một đoàn quân Việt Nam đi trong tưởng tượng, để rồi trở thành dự báo cho cuộc đấu tranh vũ trang chi phối lịch sử mà số phận đất nước đã nếm trải.

Tiếp mạch du khảo văn hóa - đô thị

Nối tiếp cuốn "Một thời Hà Nội hát - Tim cũng không ngờ làm nên lời ca" (NXB Trẻ, 2018), về câu chuyện giải trí đô thị Hà Nội trước và sau 1954 thông qua cuộc đời sáng tạo của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, nghiên cứu mới này tiếp cận những nhân vật có hành trình khác trong dòng chảy tạo dựng một không gian văn hóa đại chúng ở quy mô phức tạp hơn, qua đó khảo cứu sự truyền bá những tư tưởng ái quốc thông qua các sản phẩm văn hóa truyền thông đại chúng, trong công cuộc tạo dựng hình ảnh Việt Nam hiện đại vào thập niên 1940. Có thể coi chúng là hai mảnh ghép trong chân dung mang tính vi lịch sử của không gian đô thị có hạt nhân là Hà Nội giai đoạn chuyển từ mạt kỳ thuộc địa sang chính thể độc lập.

Trong cuốn sách này, bạn đọc sẽ được gặp lại rất nhiều những nhân vật quan trọng trong đời sống văn nghệ và chính trị Việt Nam những năm 40 của thế kỷ trước: Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Nguyễn Mỹ Ca, Trần Văn Khê, Mai Văn Bộ, Huỳn Văn Tiểng, Thế Lữ, Phan Huy Quát,…

Trong cuốn sách này, bạn đọc sẽ được gặp lại rất nhiều những nhân vật quan trọng trong đời sống văn nghệ và chính trị Việt Nam những năm 40 của thế kỷ trước: Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Nguyễn Mỹ Ca, Trần Văn Khê, Mai Văn Bộ, Huỳn Văn Tiểng, Thế Lữ, Phan Huy Quát,…

Tư liệu, sử kiện dày dặn, được tác giả xử lý khai thác ở nhiều góc độ hứa hẹn sẽ mang tới những góc nhìn mới và khơi gợi những suy tư mới về buổi đầu của tân nhạc Việt Nam gắn với sự khởi sinh của chủ nghĩa dân tộc đầu thế kỷ XX.

Tư liệu, sử kiện dày dặn, được tác giả xử lý khai thác ở nhiều góc độ hứa hẹn sẽ mang tới những góc nhìn mới và khơi gợi những suy tư mới về buổi đầu của tân nhạc Việt Nam gắn với sự khởi sinh của chủ nghĩa dân tộc đầu thế kỷ XX.

Ở độ lùi tám mươi năm, liệu chúng ta có thêm nhiều nhận thức và công cụ để luận bàn về câu chuyện của những bài hát tân nhạc nói chung, và những bài hát chủ đề “thanh niên - lịch sử” nói riêng, trong đó có những bản quốc ca, sản phẩm mang tính quy thức cho một định chế quốc gia dân tộc, ở thời đại kỹ thuật số?

Nhà văn Nguyễn Trương Quý cùng các khách mời là các nhà nghiên cứu văn học, nhà báo cùng giao lưu với độc giả trong buổi ra mắt sách.

Nhà văn Nguyễn Trương Quý cùng các khách mời là các nhà nghiên cứu văn học, nhà báo cùng giao lưu với độc giả trong buổi ra mắt sách.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoitv.vn/chi-tiet/thoi-thanh-xuan-cua-tan-nhac-ai-quoc-96633.htm