Tuổi thơ thương nhớ

Tuổi thơ tôi không có những trò chơi hiện đại như game, chat hay xem phim ảnh từ máy tính, ti vi, điện thoại. Vậy nên, vào kỳ nghỉ hè, tôi được trở về với ruộng vườn thôn dã.

Giấc mơ không mưa

Nhà bạn ở làng Vân Dương, phường Xuân Phú, TP. Huế. Tôi điện thoại hỏi 'nước tới vô mô rồi?', hắn nói 'nửa nhà rồi anh, vô nửa đêm, dọn kê đồ đạc đuối luôn'.

Chuyện trải nghiệm

Lâu lâu lại thấy báo chí xôn xao chuyện chỗ này chỗ kia tổ chức cho các cháu học trải nghiệm nhưng thu tiền nhiều, rồi nhập nhèm, rồi người có tiền thì đi được, người không có tiền thì sao?

Trăng quê

Nguyễn Thế Kiên

Người mang lại sức sống xanh cho sản phẩm tre làng

Thổi hồn vào những cây tre thô cứng, anh Võ Tấn Tân ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, không chỉ theo chân du khách nước ngoài đến nhiều vùng đất trên thế giới mà còn giúp họ có những trải nghiệm thực tế, làm ra những sản phẩm từ tre, ngay tại xưởng tre của mình.

Gương mặt thơ: Phan Tùng Sơn

Tôi rất nể những người làm báo mà vẫn làm thơ được, bởi hai cái món này nó rất nghịch nhau. Thêm nữa lại sống ở những nơi đô hội, nhộn nhịp tưởng như không còn thời gian để mà sống chậm. Làm thơ cần có thời gian để suy ngẫm, để lắng đọng cảm xúc, để quan sát, để liên tưởng. Để có bài thơ 4 câu nhiều khi phải suy ngẫm, dồn nén cảm xúc cả tháng trời.

Chị Hai

Giờ chị đã thành một bà nông dân U60 thứ thiệt: già, đen, lam lũ. Vậy nhưng, trong ký ức chụp giật của mình, tôi nhớ Hai ngày xưa đẹp gái. Gọi 'chụp giật' bởi trong nhà Hai con đầu còn tôi con út; đương nhiên, cái ký ức kia phần nào rất… xa xôi vời vợi.

Phạm Quốc Ca: Một trái tim thơ đã ngừng nhịp đập

Nhà thơ Phạm Quốc Ca sinh năm 1952 tại Nghệ An. Ông làm thơ từ rất sớm, in thơ từ năm 20 tuổi, khi đang là người lính trực tiếp cầm súng bảo vệ Tổ quốc trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Nhà thơ Phạm Quốc Ca vừa mất lúc 3h30' sáng 7/2 tại Đà Lạt.

Triệu Trung đi lên từ đất và nước

Triệu Trung là một xã vùng đồng bằng của huyện Triệu Phong. Từ một xã thuần nông, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, đời sống Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, vậy nhưng trong những năm gần đây, Triệu Trung đã có bước tiến vượt bậc về mọi mặt. Xã đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vào năm 2004. Ngày 18/2/2020 Triệu Trung được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Từ đất đai, nhân lực, lao động và ý chí không cam chịu đói nghèo, xã Triệu Trung đã có bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc về kinh tế- xã hội rất đáng ghi nhận.

Bức tranh nông thôn khởi sắc khi chi bộ quyết tâm 'làm cho dân có cuộc sống tốt hơn'

'Làm cho dân có cuộc sống tốt hơn, khu dân cư NTM ngày càng đẹp hơn' là mục tiêu mà Chi bộ thôn Sơn Bắc, xã Kỳ Thọ (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã nỗ lực thực hiện trong 5 năm thi đua học tập và làm theo Bác.

Tranh bột màu Nguyễn Đăng Phú: Ôn lại thời thanh niên sôi nổi đã đi qua gần 50 năm

Được vẽ cách đây nửa thế kỷ (1967-1980), 40 tác phẩm tranh bột màu của họa sĩ Nguyễn Đăng Phú gắn liền với một giai đoạn lịch sử đặc biệt của đất nước, với thời thanh niên sôi nổi mà ông đã trải qua.

Họa sĩ Nguyễn Đăng Phú: Nguồn năng lượng hội họa dồi dào

Họa sĩ Nguyễn Đăng Phú từ lâu đã nổi tiếng trong làng báo bởi sức lao động sáng tạo miệt mài. Ngoài hơn 3.000 tranh minh họa đăng tải trên 29 tờ báo và tạp chí trong hàng chục năm qua, gia tài của ông còn có cả nghìn tác phẩm bột màu, sơn dầu, đồ họa...

Lãng mạn chuồn chuồn tre

Thân thiện mời khách ly trà nóng, nghệ nhân Nguyên Văn Tái, một trong những người có 'thương hiệu' với nghề chế tác chuồn chuồn tre xuất khẩu ở xóm chùa Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất (Hà Nội) xúc động mở lời tâm tình: 'Cái nghề sản xuất - kinh doanh chuồn chuồn tre với tôi cũng như bà con nơi đây nó chả khác nào một cái duyên tình đã được mặc định từ đời nảo đời nào ấy nhé!'.

Qua sông không phải lụy đò

Những bến sông quê luôn khơi gợi trong tâm trí người ta ký ức về một thời gian khó. Phải chăng dòng sông là dòng chảy của đời người, nó bình lặng trôi cho đến một hôm con nước lướt qua một bóng cầu soi, mới hay ta và sông đã đi một chặng dài mải miết vô tư.

Xót xa trước bé gái 6 tuổi chỉ cao 79cm, nặng 7kg ở cao nguyên đá Hà Giang

Khi bé bước chân vào lớp 1 các thầy cô ngạc nhiên rồi bàng hoàng trước một hình hài bé gái 6 tuổi mà nhỏ như đứa trẻ chưa được 12 tháng tuổi.

Đất cỗi cằn hoa nở, chuyện 'lòng dân' ở Thạch Hà

Ngày mà lòng đất cựa mình ven bể cả, người ta nghĩ, Thạch Hà (Hà Tĩnh) khó mà giữ được màu xanh.

Mát một vòm tre…

Quê ngày tôi còn nhỏ đi đâu cũng đụng mặt cùng tre. Bạt ngàn tre. Tre quanh xóm, tre quanh nhà, thậm chí những con đường làng nhiều nơi cũng rợp bóng tre.

Bến Kéo (Tiếp theo và hết)

Theo Huỳnh Minh trong sách Tây Ninh xưa: 'Từ năm 1925 trở về trước, Bến Kéo kể như một 'giang cảng' của Tây Ninh…'. Giang cảng này: 'Mỗi tuần lễ có một chuyến tàu từ Sài Gòn đến Tây Ninh. Tàu đến thường nhằm ngày thứ sáu.