Ưu tiên sản xuất, cấp giấy phép đối với thuốc bảo vệ thực vật sinh học

Thời gian đăng ký, thời gian khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật sinh học chỉ bằng 1/2 so với thuốc bảo vệ thực vật hóa học, chi phí đăng ký cũng giảm một nửa so với thuốc bảo vệ thực vật hóa học.

Si Ma Cai sản xuất cây ăn quả hữu cơ

Si Ma Cai có vùng sản xuất nông nghiệp với tập quán canh tác truyền thống, chưa chịu nhiều tác động từ phân bón, chất bảo vệ thực vật hóa học nên có tiềm năng để phát triển nông nghiệp hữu cơ và huyện đang đẩy mạnh phát triển mô hình cây ăn quả theo hướng này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản Việt Nam tại thị trường EU thông qua chứng nhận bên thứ ba

Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU cần thiết phải kiểm soát chặt chẽ quá trình chế biến nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.

Khởi nghiệp từ hương thảo

Từ tình yêu với những loại hương thảo mộc, sau chuyến du học và tốt nghiệp ngành khoa học cây trồng tại Israel, chị Triệu Thị Loan trở về quê hương Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, bắt đầu khởi nghiệp với mô hình trồng và sản xuất các loại trà hoa, chiết xuất tinh dầu thảo dược.

Mùa mưa này, đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức trái cây thơm ngon đặc trưng vùng Bảy Núi

Đến hẹn lại lên, vào mùa mưa, hàng loạt loại trái cây thơm ngon đặc trưng vùng Thất Sơn (Bảy Núi, tỉnh An Giang) sẽ đồng loạt đến vụ thu hoạch.

Rau an toàn có phải là rau sạch?

Rau an toàn phải bảo đảm các tiêu chí 4 không: Không phun thuốc trừ sâu vô tội vạ, vượt ngưỡng cho phép; không bón phân đạm quá nhiều; không bón phân tươi; không sử dụng nước nhiễm kim loại nặng để tưới rau.

Tổ hợp tác thanh niên Kim Bình

Tổ hợp tác thanh niên trồng cây ăn quả có múi xã Kim Bình (Chiêm Hóa) được thành lập năm 2019 với 15 thành viên đa phần đều là đoàn viên thanh niên. Tổng diện tích cây ăn quả có múi của tổ là hơn 10 ha, trong đó có 9 ha đã cho thu hoạch. Tổ hợp tác được thành lập trên cơ sở tập hợp các mô hình trồng bưởi, chanh tứ thì trên địa bàn xã Kim Bình nhằm giao lưu, học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế, sử dụng đồng vốn vay hiệu quả.

Chủ động phương án phòng chống dịch châu chấu sa mạc

Tăng cường hợp tác quốc tế với FAO và các quốc gia có chung đường biên giới để trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đồng thời, theo dõi sát tình hình và các cảnh báo về hướng di chuyển và gây hại của châu chấu sa mạc,...

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm: Sản xuất chè theo hướng an toàn, hữu cơ

Tại đề án 'Nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè và thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên, giai đoạn 2017- 2020', tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đạt chất lượng an toàn sản phẩm cho 100% diện tích chè trong quy hoạch sản xuất theo hướng VietGAP, sản xuất chè theo hướng an toàn, hữu cơ.

Vườn dâu tây hữu cơ hút khách ở Gia Nghĩa

Thời gian gần đây, nhiều bạn trẻ đã tìm đến vườn dâu tây ở thôn Nam Rạ, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) để trải nghiệm, khám phá và thưởng thức những trái dâu sạch được trồng theo hướng hữu cơ.

Trồng cam theo hướng hữu cơ sinh học

Năm 2017, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tuyên Quang triển khai mô hình sản xuất cam hữu cơ trên địa bàn huyện Hàm Yên với diện tích trên 30 ha.

HTX Nông lâm nghiệp Đắk Mil liên kết với nông dân trồng cà phê chất lượng cao

Thời gian qua, Hợp tác xã (HTX) Nông lâm nghiệp Đắk Mil, xã Đức Minh (Đắk Mil) đã liên kết với nông dân trồng cà phê chất lượng cao, thực hiện bao tiêu sản phẩm, đem lại nhiều lợi ích cho người dân.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ, hướng đi bền vững cho nông dân

Là nơi có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, vị trí địa lý, Mộc Châu luôn là địa phương triển khai nhanh và hiệu quả phương pháp phát triển nông nghiệp mới. Trong đó, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được huyện Mộc Châu triển khai thí điểm từ năm 2019, tại một số mô hình để đánh giá kết quả và hướng tới nhân rộng đến các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp và các hộ gia đình trên địa bàn.

Công ty Tuyết Trúc: Gia tăng giá trị cho sản phẩm hồ tiêu

Cách đây hơn 1 năm, Công ty TNHH một thành viên Tuyết Trúc (thôn Phù Cát, xã Ia Vê, huyện Chư Prông, Gia Lai) đã nghiên cứu và chế biến thành công sản phẩm tiêu đỏ. Với giá bán trên thị trường khoảng 400-450 ngàn đồng/kg, sản phẩm này đã mang lại cho Công ty giá trị kinh tế lớn hơn nhiều lần so với việc xuất bán sản phẩm hạt tiêu thô.

Đưa rau an toàn đến người tiêu dùng

Bây giờ người dân xã Phước Thể đã quen với việc đến cửa hàng Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Phước Thể (thôn 1, xã Phước Thể, Tuy Phong) để chọn cho mình các loại rau, quả, thực phẩm an toàn cho bữa ăn gia đình kể từ khi HTX này thực hiện mô hình canh tác rau đạt tiêu chuẩn VietGAP trong nhà lưới...

Kinh Môn - thị xã trẻ: Bài 2: Vang danh đặc sản nông nghiệp

Là địa phương có lợi thế trong phát triển nông nghiệp nên thị xã Kinh Môn có nhiều sản vật phong phú, mang đậm dấu ấn của vùng đất bán sơn địa.

Người trẻ ở Lý Sơn làm nông sản sạch

Nhiều bạn trẻ đã mạnh dạn đi theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch nhằm bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị nông sản cho huyện đảo Lý Sơn.

Tôm càng xanh – Tiềm năng và khó khăn

Không quá khó như con tôm sú, cũng không đòi hỏi quá cao như con tôm thẻ, con tôm càng xanh có thể sống khỏe ở cả vùng ngọt và vùng lợ. Chẳng những vậy, tôm càng xanh còn có thể nuôi luân canh, xen canh với cây lúa hoặc nuôi chuyên canh đều cho kết quả tốt. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, con tôm càng xanh vẫn chưa thể phát triển mạnh như con tôm sú hay tôm thẻ ngay trên vựa tôm đồng bằng sông Cửu Long.

Cần chính sách, quy hoạch để bảo vệ tài nguyên đất

'Đất là cơ thể sống, nó cũng có hô hấp nhưng đang bị khai thác quá mức và ngày càng thoái hóa nghiêm trọng. Bình Phước không nằm ngoại lệ đó. Tuy nhiên, Bình Phước là địa phương sở hữu nhiều nhất cả nước về diện tích đất đỏ bazan, chỉ nhìn màu đất thôi đã thấy đẹp. Nhờ khí hậu và gió mùa mà ngay cả đất xám vàng của Bình Phước cũng không thua kém gì đất đỏ bazan ở các tỉnh Tây Nguyên' - tiến sĩ Phạm Quang Khánh, Phó chủ tịch Hội Khoa học đất Việt Nam nhận định.

Bắc Quang mùa cam ngọt!

Vào thời điểm này, những vườn cam ở Bắc Quang bắt đầu ánh lên sắc vàng, cùng với việc thu hoạch thì các hộ trồng cam cũng đang tích cực chăm sóc để có những trái cam đảm bảo chất lượng, đẹp về mẫu mã.

Sản xuất rau, củ, quả theo phương pháp hữu cơ cho lãi cao

Sáng 15.11, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh đánh giá đề tài 'Xây dựng mô hình sản xuất rau, củ, quả theo phương pháp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2018-2019'.

Kinh tế Nông nghiệp - Nông thôn Tận dụng rơm sau thu hoạch: Bài toán nhiều lợi ích

Rơm được phơi khô tại ruộng sau đó người dân dùng tất cả các phương tiện có thể như xe bò, xe tải, quang gánh… để đem về nhà, tập kết tại các cánh đồng rau màu để bắt đầu cho mùa vụ mới, làm thức ăn cho gia súc hay trồng nấm...

Nâng cao kỹ năng sản xuất an toàn cho nông dân

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của các vùng rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong năm 2019, từ đầu năm đến nay, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội đã mở nhiều lớp tập huấn kỹ năng chuyên sâu cho nông dân, cũng như triển khai các mô hình sản xuất rau an toàn áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trên toàn thành phố.

Phòng và trị sâu keo phá hoại bắp

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện loại sâu mới gọi là sâu keo mùa thu đang phá hoại nhiều diện tích bắp của người dân. Hiện sâu non và sâu trưởng thành có khả năng kháng thuốc, sâu trưởng thành đã có thể di chuyển và phát tán xa, gây tâm lý lo lắng cho nông dân.

Tạo sức bật cho nông nghiệp hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là hướng phát triển bền vững mà ngành nông nghiệp Hà Nội đang thực hiện nhằm tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng cũng như góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển các mô hình NNHC vẫn gặp không ít khó khăn cần được tháo gỡ.

Lai Châu: Chú trọng xây vùng nguyên liệu chè sạch cho xuất khẩu

Chè Lai Châu đang được các doanh nghiệp xuất sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), châu Âu, Trung Đông - các thị trường đòi hỏi rất khắt khe yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hiệu quả mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại Ninh Mỹ

Thực hiện Nghị quyết số 39 của HĐND tỉnh về việc phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh, tháng 6 vừa qua, Hợp tác xã nông nghiệp Phong Hòa, xã Ninh Mỹ (Hoa Lư) đã được Tỉnh đoàn và UBND huyện giao triển khai thực hiện mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ. Đến nay mô hình đã cho thấy hiệu quả rõ rệt.

Để gạo sạch Hải Lăng có chỗ đứng trên thị trường

Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ an toàn với diện tích 18 ha với sự tham gia của 8 hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Hải Lăng đã triển khai qua hai vụ đông xuân 2018 - 2019 và hè thu 2019. Quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm gạo đảm bảo, tuy nhiên hiện nay việc tiêu thụ chậm, đặc biệt đối với các mô hình chọn canh tác giống lúa AID 168 gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiếp cận thị trường.

Phụ nữ công giáo giúp nhau làm giàu

Thành lập từ năm 2014, đến nay Câu lạc bộ (CLB) Phụ nữ công giáo giúp nhau làm kinh tế giỏi xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên) đã trở thành 'Ngôi nhà chung' giúp chị em đồng bào công giáo vươn lên làm giàu, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.

Nhân rộng diện tích trồng cam hữu cơ ở Quảng Trị

Được khuyến khích, hỗ trợ tích cực của chính quyền, ngành nông nghiệp địa phương, thời gian gần đây nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đầu tư chuyển đổi từ trồng cam theo phương thức truyền thống sang mô hình cam hữu cơ. Việc trồng cam theo hướng hữu cơ không chỉ mang lại thu nhập cao cho người dân mà còn tạo ra sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo môi trường.

Sản xuất hữu cơ, theo chuỗi - Lối đi bền vững cho hồ tiêu

Trong bối cảnh cây hồ tiêu gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ chịu tổn thất nặng nề thì một số hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã và đang chuyển hướng sang sản xuất hồ tiêu hữu cơ để chống chọi dịch bệnh cũng như nâng cao giá trị của sản phẩm.