Khu mộ ông Lê Văn Hiếu, tọa lạc tại xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang có tổng diện tích 236,88 m2, bao gồm: Cổng, bình phong, khu mộ, đền thờ, quay về hướng Bắc (ngụ ý nhớ về quê cha, đất Tổ).

Đồng bằng sông Cửu Long bị sạt lở đe dọa (Bài 2)

Từ vùng đất trù phú được cát, phù sa thượng nguồn Mekong bồi đắp với lịch sử 6.000 năm; khoảng 20 năm gần đây, Đồng bằng sông Cửu Long dần rơi vào tình trạng bất ổn. Hệ thống thủy điện dày đặc ở thượng nguồn Mekong đã làm giảm cát, phù sa về hạ nguồn. Cộng với việc khai thác quá mức khiến nguồn cát sông bị thâm hụt, tình trạng lở vì thế bắt đầu nhiều hơn bồi. 'Vựa lúa' miền Tây (chiếm 50% sản lượng cả nước) cùng sinh kế của trên 17 triệu người dân đồng bằng đang bị đe dọa.

Người dân vùng ĐBSCL thấp thỏm sống trong vùng sạt lở

Tại vùng ĐBSCL, nhiều điểm sạt lở cũ chưa được khắc phục thì nay lại xảy ra nhiều vụ sạt lở lớn liên tiếp ở các khu vực ven sông làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân.

Tiền Giang: Huy động nguồn lực xử lý, khắc phục các điểm sạt lở

Để bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân, các huyện vùng kiểm soát lũ đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) gồm: Cai Lậy, Cái Bè đang phải huy động các nguồn lực, xử lý 79 điểm sạt lở, tổng chiều dài gần 3.300 m với kinh phí trên 67,6 tỷ đồng.

Nhiều địa phương sạt lở do triều cường, thiệt hại hàng tỉ đồng

Liên quan đến việc khắc phục tình trạng sạt lở ven kênh Đốc Phủ Hiền (Đồng Tháp), đến trưa hôm nay, lực lượng chức năng đang khắc phục tiếp khoảng 80m đường giao thông ven kênh. Trong tháng vừa qua, nhiều địa phương như Thanh Hóa, Quảng Nam, Bến Tre, Tiền Giang cũng xảy ra tình trạng sạt lở do thời tiết và triều cường, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sinh hoạt người dân, ước tính thiệt hại hàng tỉ đồng.