Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Nam Đông và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.Qua đó tạo công ăn việc làm, sinh kế, thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Khắc phục hạn chế về quy hoạch, công tác quản lý, vận hành các thiết chế văn hóa, thể thao

Phiên thảo luận 2 tại Hội thảo Văn hóa 2024, các đại biểu thống nhất quan điểm rằng, việc quản lý, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao hiện nay cần có cơ chế đầu tư, quản lý đồng bộ, hiệu quả.

Cần cơ chế đầu tư, quản lý đồng bộ, hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao

Thảo luận tại Hội thảo Văn hóa 2024, các đại biểu đều nhất trí rằng, việc quản lý, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao hiện nay cần có cơ chế đầu tư, quản lý đồng bộ, hiệu quả.

Gắn thiết chế văn hóa cổ truyền với đương đại

Việc quan tâm đúng mức đến thiết chế văn hóa cổ truyền không chỉ giúp bảo tồn di sản mà còn là cách duy trì, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cố kết cộng đồng.

Điểm trường mang tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Ngoài tượng Trịnh Công Sơn bên bờ sông Hương, Thừa Thiên Huế có thêm một công trình mang tên người nhạc sĩ tài hoa: Điểm trường Trịnh Công Sơn tại xã Thượng Long, huyện Nam Đông vừa được khánh thành hôm 24/4.

Dưới bóng nhà Gươl

Làng Phú Túc ở phía Đông dãy Trường Sơn. Làng toàn nhà xây như mọi ngôi làng ở miền xuôi. Nếu không có mái nhà Gươl sừng sững sẽ khó nhận ra đây là nơi hội tụ của hàng trăm hộ đồng bào Cơ Tu xã miền núi Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Xã miền núi ở Đà Nẵng nâng cao chất lượng giáo dục để phát triển bền vững

Xã miền núi Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) ra nghị quyết khẳng định, đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho tương lai, tạo nền tảng cho phát triển bền vững.

Trao truyền hát lý cho thế hệ trẻ người dân tộc Cơ Tu

Truyền dạy, bảo tồn di sản hát lý của dân tộc Cơ Tu là một trong những nội dung thuộc Dự án 6 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021-2025) đang được ngành Văn hóa phối hợp với ngành Giáo dục và chính quyền địa phương tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng tích cực triển khai trong thời gian vừa qua, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

Hướng dẫn viên của làng

Những năm gần đây, nhiều du khách, nhất là khách quốc tế, khi đến xứ Quảng muốn đến vùng sơn cước để khám phá cảnh sắc thiên nhiên và những giá trị văn hóa mang sắc thái riêng của từng tộc người. Và tại điểm đến làng Bhơ Hôồng (xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) họ sẽ được gặp một hướng dẫn viên 'chuyên nghiệp', đó là Đinh Thị Thìn.

Người Cơ Tu gìn giữ điệu lý quê hương

Lối hát không vần điệu, không nhạc hỗ trợ, nói lý, hát lý được xem là niềm tự hào của đồng bào dân tộc thiểu số Cơ Tu. Nhưng nay, loại hình này có nguy cơ bị mai một do kén người học, người theo.

Đi tìm câu hát lý của người Cơ Tu

Người Cơ Tu chỉ hát lý (hoặc gọi là nói lý) trong những sự kiện hệ trọng. Đây không chỉ là hình thức tự sự dân gian, mà còn là 'nghệ thuật' so tài cao thấp giữa người nói – kẻ đáp.

Tươi nắng Cơ Tu

Tết Nguyên đán Giáp Thìn với bà con Cơ Tu ở thôn Giàn Bí, thôn Tà Lang của xã miền núi Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, là cái Tết vui nhiều nhất bởi sẽ có nhiều khách du lịch đến chung vui. Những ngày gần Tết, nhà nào cũng chộn rộn chuẩn bị các món đặc sản bản địa, dọn dẹp sân vườn chờ đón khách.

Nhà Gươl – Biểu tượng của người Cơ Tu Quảng Nam

Nhà Gươl - nơi diễn ra những sinh hoạt chung của cộng đồng, là nét văn hóa đặc sắc nhất và là biểu tượng văn hóa của đồng bào Cơ Tu tại tỉnh Quảng Nam. Không gian Gươl được bố trí hài hòa, gieo trong lòng du khách cảm giác ấm cúng, nồng hậu và chân tình của người Cơ Tu.

'Khu bảy' giờ đã khác

Sống trong ngôi nhà mới khang trang, vững chãi trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, đồng bào Cơ Tu ở xã Ch'ơm (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) không còn nơm nớp lo sợ sạt lở đất đá hay lũ quét khi đến mùa mưa bão. Nói về một Ch'ơm nay đã đổi khác rất nhiều so với xưa kia, già làng A Lăng Nhến xúc động: 'Nằm mơ cũng không nghĩ diện mạo Ch'ơm khác đến thế...'

Mang quà Tết sớm đến với đồng bào Cơ Tu ở Đà Nẵng

Chiều nay (18/01), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng tổ chức thăm, trao hơn 420 suất quà Tết tặng đồng bào Cơ Tu ở 2 xã miền núi Hòa Bắc và Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Lớp học giữ câu hát lý di sản của người Cơ Tu

Những lớp học được duy trì đều đặn mỗi cuối tuần, gửi gắm kỳ vọng của những già làng Cơ Tu ở Đà Nẵng đến lớp trẻ để tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và phát huy lối hát di sản của đồng bào mình.

Lớp học giữ câu hát lý di sản của người Cơ Tu

Những lớp học được duy trì đều đặn mỗi cuối tuần, gửi gắm kỳ vọng của những già làng Cơ Tu ở Đà Nẵng đến lớp trẻ để tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và phát huy lối hát di sản của đồng bào mình.

Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số đối mặt nhiều thách thức

Chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh những năm qua dù không ngừng được đẩy mạnh, nhưng vẫn đang đối mặt rất nhiều thách thức. Mối lo khi nhiều làng nghề truyền thống, những nét đẹp trong đời sống văn hóa cũng như sự tiếp nối trong thế hệ kế cận đang bị đứt đoạn và đặt ra bài toán cần có chính sách mạnh mẽ hơn nữa để bảo tồn.

Cội nguồn điệu múa Cơ Tu

Đến với người Cơ Tu ở vùng núi Quảng Nam hay khi đến thăm Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) du khách sẽ có dịp thưởng thức điệu múa nam - nữ cổ truyền Cơ Tu rất nổi tiếng thường được gọi là múa 'Tung tung - da dá' hay 'Vũ điệu dâng trời' quanh cột lễ trước cửa nhà Gươl - nhà làng của họ.

Hai bài thơ mới của Đức Sơn

Văn hóa và Phát triển trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc hai bài thơ mới sáng tác của tác giả Đức Sơn - Hội viên Hội Nhà Văn Thừa Thiên Huế.

Bản đồ Tổ quốc đến với nhà Gươl của đồng bào Cơ Tu

Chiều 24/12, anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư T.Ư Đoàn; ông Tạ Văn Hạ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cùng các đại biểu đã đến nhà Gươl thôn Phú Túc (xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) trao tặng bản đồ cho bà con dân tộc Cơ Tu.

Phát triển du lịch cộng đồng kết hợp bảo tồn văn hóa Cơ Tu

Để công tác bảo tồn, phục dựng văn hóa đồng bào Cơ Tu tiếp tục phát huy hiệu quả, chính quyền địa phương luôn đồng hành, kết nối, tạo điều kiện cho các mô hình du lịch sinh thái hoạt động.

Nâng cao đời sống văn hóa trên vùng biên giới Quảng Nam

Những năm qua, nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa ở khu vực biên giới tỉnh Quảng Nam được tổ chức đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho cán bộ, nhân dân.

Phát triển du lịch gắn với văn hóa dân gian miền núi

Thừa Thiên Huế là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa, trong đó có nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) đã, đang được gìn giữ, bảo tồn. Để tiếp nối và 'khơi thông' dòng chảy văn hóa đó, đồng bào các DTTS ở vùng cao đang phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc gắn với phát triển du lịch một cách ấn tượng.

Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam vui hội kết đoàn

Những ngày này, đồng bào các dân tộc ở tỉnh Quảng Nam rộn ràng không khí Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Vui hội kết đoàn tại vùng cao biên giới tỉnh Quảng Nam

Những ngày này, đồng bào Cơ Tu và các dân tộc anh em các khu dân cư ở vùng cao biên giới tỉnh Quảng Nam rộn ràng không khí Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Vui hội kết đoàn tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam

Những ngày này, các khu dân cư ở vùng cao biên giới tỉnh Quảng Nam rộn ràng không khí Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng bào Cơ Tu và các dân tộc anh em cùng nhau tổ chức nhiều hoạt động trong niềm phấn khởi khi đời sống người dân ngày càng khởi sắc.

Thay đổi diện mạo trường lớp vùng khó nhờ tài trợ giáo dục

Tài trợ giáo dục góp phần huy động đóng góp từ phụ huynh và nguồn lực xã hội nhằm cải thiện điều kiện dạy học, chăm lo học sinh.

Bảo tồn văn hóa đồng bào dân tộc Cơ Tu tại Quảng Nam

Cơ Tu là một dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu ở phía Bắc dãy Trường Sơn, tập trung nhiều nhất là ba huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang tỉnh Quảng Nam và một số ít ở tỉnh Thừa Thiên Huế, nước bạn Lào, mà trong quá trình hình thành và phát triển vẫn còn lưu giữ được khá đầy đủ bản sắc văn hóa của mình. Chính việc gìn giữ những nét văn hóa đặc sắc, được di truyền và thích ứng với cuộc sống mới, cùng tính cộng đồng chặt chẽ, đồng bào Cơ Tu đã dựng lên những bản làng văn hóa, an ninh, an toàn, không có tệ nạn xã hội.

Giữ gìn bản sắc văn hóa Cơ Tu trước làn sóng đô thị hóa

Trong 28 thành phần dân tộc thiểu số tại Thành phố Đà Nẵng, đồng bào người Cơ Tu sinh sống trên địa bàn huyện Hòa Vang hiện là tộc người còn giữ được bản sắc văn hóa riêng. Thế nhưng, một số giá trị văn hóa Cơ Tu đang dần 'tuột' khỏi tay của tộc người nơi đây, thách thức mạnh mẽ tới sự bảo tồn và phát huy văn hóa Cơ Tu của chính quyền, người dân Thành phố Đà Nẵng.

Điểm tựa y tế của người dân vùng cao

Khắp các buôn làng ở vùng cao thuộc huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, đi đâu cũng nghe chị em phụ nữ nói về việc sinh con ở Trạm Y tế quân dân y kết hợp xã A Xan. Cùng với đó là hàng ngàn người dân ở nước bạn Lào từng được các y, bác sĩ nơi đây cấp cứu, điều trị, cấp phát thuốc.

Sống xanh ở Tây Giang

Tây Giang là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Hiện địa phương đang tích cực phát triển du lịch xanh, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Đặc biệt, người dân tộc Cơ Tu không chỉ giữ rừng, bảo tồn văn hóa truyền thống mà còn vận động cháu con sống theo pháp luật, không vướng vào các tệ nạn.

Giữ tiếng cồng chiêng của đồng bào Cơ Tu

Qua các lớp truyền dạy nhạc cụ truyền thống, nhiều người dân đồng bào Cơ Tu huyện Nam Đông đã nhận thức được giá trị và biết sử dụng thuần thục cồng chiêng phục vụ trong các dịp lễ, hội của quê hương, đất nước; trình diễn ở hội diễn văn hóa, văn nghệ các cấp và các hoạt động văn hóa ở khu dân cư…