Thơ Phạm Thanh Dũng: Một lần về thăm Chư Mố

Đứng giữa cảnh sắc thiên nhiên nhớ đến truyền thuyết nàng Chư Mố chờ chồng bên dòng sông Ba huyền thoại đã khiến tác giả Phạm Thanh Dũng cảm tác nên bài thơ 'Một lần về thăm Chư Mố'.

Những học sinh nặng lòng với văn hóa dân tộc Jrai

Với mong muốn bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, một số học sinh ở TP. Pleiku đã sưu tầm, tổng hợp để tạo thành một cuốn cẩm nang quý báu giúp mọi người nâng cao sự hiểu biết về truyện cổ, văn hóa của dân tộc Jrai.

Kỳ 1-Những khoảng trống khó bù đắp

Lời Tòa soạn: Người Jrai theo chế độ mẫu hệ. Có lẽ vì vậy mà nhiều vùng vẫn tồn tại tục lệ: Sau khi vợ chết, người đàn ông gần như không còn trách nhiệm gì với phía nhà vợ. Trước đây, khi còn tục 'nối dây', nếu phía vợ còn chị em gái chưa chồng thì người đàn ông sẽ cưới để tiếp tục 'ở rể', cùng chăm lo con cái. Nếu không, gia đình vợ sẽ 'trả' con rể về. Khi người đàn ông ra đi, hầu như toàn bộ tài sản đều để lại cho con cái. Nhưng chịu thiệt thòi nhiều nhất vẫn là những đứa trẻ: Mất mẹ cũng có nghĩa là không còn cha. Khoảng trống để lại từ tục lệ này khiến cho bao người xót xa, trăn trở.

Mong được nhìn thấy chồng ở xa, sơn nữ xinh đẹp H'Bia Chơ Năng cùng người dân trong bộ tộc đã ngày đêm bê đá, gùi đất đắp lên tạo thành gò đất rất cao. Gò đất ấy chính là ngọn núi Chư Mố hiện nay.Một trong những người biết rõ truyền thuyết về núi Chư Mố là ông Ksor Thất (SN 1956, làng Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa). Hiện ông là Chủ tịch Hội Khuyến học huyện. Người dân trong làng Briu và các làng xung quanh ai cũng biết ông nên chúng tôi không khó để tìm đến nhà.