TPHCM: Tuyến đường quanh các TTTM ken đặc, người dân đổ xô mua sắm cuối ngày Black Friday

Dòng xe ùn ứ vây quanh lối vào các trung tâm thương mại trong ngày săn hàng giảm giá dip Black Friday khiến nhiều người chán nản khi đi mua sắm.

Cây trâm và 'sự tài tình' của Thúy Kiều trong việc tìm 'cớ' giao tiếp với Kim Trọng

Trong văn học viết thời phong kiến, đề tài nam nữ thành đề tài 'cấm kỵ'. Chỉ đến thế kỷ XIX, qua Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, người đọc mới được biết đến sự mãnh liệt trong khát vọng tình yêu của nàng Thúy Kiều và sự tài tình của nàng trong việc tạo ra cớ để gặp gỡ và đính ước với người mình yêu: chàng Kim Trọng! Chúng tôi thật sự ấn tượng với cái 'cớ' mà nàng Kiều tạo ra qua chiếc trâm cài tóc của mình.

Hồn làng trong dáng núi và đền thiêng...

Đan Nê (xã Yên Thọ, Yên Định) là một làng Việt cổ ở đồng bằng sông Mã, ra đời trong cái nôi của nền văn minh Việt cổ thời Hùng Vương dựng nước, tương đương với thời kỳ phát triển của văn hóa Đông Sơn cách ngày nay hơn 3.000 năm. Trong khoảng thời gian hàng nghìn năm đó, con người nơi đây đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách nhằm chinh phục và cải tạo thiên nhiên để phát triển, đồng thời hình thành nên nhiều giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo. Bức tranh làng quê yên ả, thanh bình ấy càng độc đáo hơn bởi vẻ đẹp non nước hữu tình, linh thiêng suốt ngàn năm của ngọn núi Tam Thai và ngôi đền Đồng Cổ.

Học sinh Can Lộc sôi nổi tìm hiểu kiến thức sử dụng năng lượng

Gần 600 học sinh Trường THCS Xuân Diệu (Can Lộc, Hà Tĩnh) được tìm hiểu kiến thức về cách lựa chọn thiết bị điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Ngọc tỏa sáng trong văn học!

'Truyện Kiều' có 26 lần nói đến hình tượng ngọc chủ yếu là ẩn dụ chỉ người đẹp, cụ thể là nàng Kiều tài sắc vẹn toàn: 'Rằng mua ngọc đến Lam Kiều'; một dáng đẹp tuyệt trần thì: 'Càng nhìn vẻ ngọc, càng say khúc vàng'; một người đẹp gặp bi kịch: 'Cũng liều ngọc nát hoa tàn mà chi'... 'Ngọc' còn để chỉ cách ăn nói văn chương trôi chảy, bay bướm, bóng bẩy chinh phục lòng người: 'Khen tài nhả ngọc phun châu...'.

Điển cố trong thơ Nguyễn Du: Khuynh hướng dân tộc và cảm hứng lan tỏa

Tài năng dùng điển của Đại thi hào Nguyễn Du là điều không bàn cãi. Ông được đánh giá là một trong những nhà văn dùng điển điêu luyện, tài hoa bậc nhất của nền văn học trung đại Việt Nam.

Nhảy đầm từng bị cho là xấu

Nguyễn Trương Quý từ lâu đã xác lập mình là nhà văn của Hà Nội, người say mê ghi lại những trầm tích quá vãng cả trong đời sống vật chất lẫn thế giới tinh thần. Trong cuốn sách này, tác giả cho thấy những mảnh ghép nhỏ bé, bình dị của Hà Nội tạo nên bản sắc, căn tính đất kinh kỳ.Những năm 1930, hàng trăm số báo tranh cãi về đạo đức của người nhảy đầm. Có những người quả quyết lối chơi ấy sẽ sớm bị tiêu diệt.