Xây dựng và lan tỏa giá trị tranh dân gian Đông Hồ

Tranh dân gian Đông Hồ là một di sản văn hóa quý giá được nhân dân làng Đông Hồ (nay là khu phố Đông Khê, phường Song Hồ) sáng tạo, trao truyền qua nhiều thế hệ; từng bức tranh đã thể hiện sinh động về xã hội nông nghiệp Việt cổ xưa cùng phong tục, tập quán, thẩm mỹ của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Bắt đầu từ chiếc bao xanh

Có lần, nghe ca sĩ hát bài 'Làng quan họ quê tôi', đến câu 'Con sông Cầu, làng bao quanh', cố nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã nhăn mặt, nói: 'Hát thế là sai rồi. Câu hát phải là 'con sông Cầu làm bao xanh' kia mà!'.

Tranh Đông Hồ: Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Từ lâu, làng tranh Đông Hồ (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) nổi tiếng gần xa. Một số nghệ nhân trong làng vẫn giữ gìn và hướng dẫn du khách cách làm tranh Đông Hồ khi đến tham quan làng nghề.

Ván in là đồ gia bảo của người làm tranh Đông Hồ

Với các chủ đề về sinh hoạt đời thường, nhân vật lịch sử, văn học... dòng tranh dân gian Đông Hồ qua 5 thế kỷ thăng trầm vẫn hiện diện trong đời sống văn hóa dân tộc hiện nay.

Khám phá kho tàng khuôn tranh cổ của nghệ nhân làng Đông Hồ

Làng Đông Hồ chỉ còn hai gia đình làm tranh và sống được bằng tranh. Lệ mua tranh Tết không còn nhưng những khuôn tranh gỗ vẫn có 'cuộc sống' của riêng mình.

Chuột trong tranh Tết Đông Hồ

Ở đồng bằng Bắc Bộ xưa, từ đời Hậu Lê (1428 - 1527), dần hình thành rồi lan truyền/lan tỏa khắp nơi, một dòng tranh khắc gỗ dân gian, đó là tranh Đông Hồ - tranh làm ở làng Đông Hồ (làng Mái) thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Tranh Đông Hồ: Những gam màu vẫn sáng

Nói đến Bắc Ninh, người ta không chỉ nghĩ đến Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại: Quan họ; mà còn có tranh dân gian Đông Hồ. Đây được coi là dòng tranh quý hiếm, từng được đưa vào danh sách bảo tồn khẩn cấp, bởi dòng tranh này đã tồn tại nhiều thế kỷ, mang lại nhiều giá trị to lớn, nhưng bây giờ hầu như đã không còn giữ được như trước nữa. Một thời, từ làng trên xóm dưới, ai ai cũng say mê với nghề, nay chỉ còn lác đác vài ba hộ gia đình là vẫn 'thủy chung' gắn bó với di sản văn hóa cha ông.

Các chuyên gia 'hiến kế' để làm sống lại dòng tranh dân gian Đông Hồ từng vang bóng một thời

Cả làng tranh dân gian Đông Hồ xưa nay chỉ còn 3 gia đình sống bằng nghề, còn lại đều đã bỏ 'nghiệp ông cha' để chạy đua với cơm áo, gạo tiền. Làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của dòng tranh này trong cuộc sống đương đại hiện nay, đây là bài toán khó đối với cả cơ quan chức năng cũng như chính những nghệ nhân đang 'sống mòn' với nghề.