Thiệu Hóa cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị cho ngày lễ lớn

Để chuẩn bị cho chuỗi các hoạt động nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 702 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu, chào mừng ngày lễ 30/4 và 1/5 diễn ra vào sáng mai (26/4), huyện Thiệu Hóa đang chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, các địa phương liên quan tập trung nhân lực, nguồn lực, gấp rút thực hiện công tác chuẩn bị với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Lễ hội Bổng Điền (Thái Bình) được ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Tối 20/4, tại xã Tân Lập (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), vùng đất cổ thuộc Bổng Điền trang dưới thời Hùng Vương dựng nước, đã diễn ra lễ đón nhận Bằng công nhận Lễ hội Bổng Điền là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời địa phương tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống năm 2024.

Quy ước của các 'trộ' đua thuyền truyền thống

Đối với cư dân Đông Nam Á nói chung, gắn với đời sống sông nước và truyền thống nông nghiệp lúa nước, lễ hội đua thuyền là một sinh hoạt văn hóa phổ biến, có lịch sử lâu đời, được thực hiện với mục đích chính là cầu ngư, cầu mưa, cầu an và thể hiện tinh thần thượng võ, vui chơi giải trí.

Chắp ghép những 'mảnh vỡ' Chèo tàu tổng Gối

Mùa lễ hội năm 2024, hội hát Chèo tàu trở lại sau nhiều năm gián đoạn. Xem những ca nhi diễn xướng khá chuyên nghiệp tại lễ hội, đã có người lạc quan rằng, di sản này đã được bảo tồn, giữ gìn nguyên vẹn như vốn cổ.

Linh thiêng lễ tế trời đất trên đỉnh núi Ngũ Nhạc

Ngày 26/2 (17 tháng giêng), Ban Tổ chức Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương) năm 2024 tổ chức lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc, cầu cho quốc thái dân an.

Khai hội truyền thống Chèo tàu Tổng Gối Xuân Giáp Thìn 2024

Sáng 23/2 (tức 14 tháng Giêng Âm lịch), tại Khu di tích Lãng Văn Sơn (Đan Phượng, Hà Nội), UBND xã Tân Hội long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Chèo tàu Tổng Gối mừng Xuân Giáp Thìn 2024.

Độc đáo 430 năm trai gái hai làng không được lấy nhau

Trai, gái 2 làng Kim Thượng và Châu Lỗ không được lấy nhau. Quy ước xuất phát từ tục kết chạ giữa hai làng và duy trì 430 năm nay.

Văn khấn rằm tháng Chạp năm Quý Mão đúng và đủ

Rằm tháng Chạp là lễ cúng quan trọng trong tháng cuối cùng của năm, được coi như là sự mở đầu của mùa Tết Nguyên đán.

Đặc sắc Lễ hội Cầu mùa của người Dao Võ Nhai

Võ Nhai là địa bàn có số người Dao sinh sống đông nhất của tỉnh. Lễ hội Cầu mùa của người Dao Lô Gang tại đây là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, đặc trưng của đồng bào được bà con gìn giữ và lưu truyền đến ngày nay.

Ngũ Nhạc linh từ - Một nét riêng ở danh thắng Côn Sơn (Hải Dương)

'Ngũ Nhạc linh từ' là những miếu thờ thiêng liêng nằm trên dãy núi Ngũ Nhạc. Tại đây, hàng năm diễn ra lễ tế quan trọng trong Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc nhằm cầu phúc, tránh họa, mong cho mùa màng tươi tốt, phong đăng hòa cốc, quốc thái dân an.

Độc đáo Lễ kết chạ làng

Hàng năm, cứ vào độ mồng 7 tháng Giêng, những người con của làng Phú Mỹ và làng Kiều Mai lại nô nức trở về quê tham dự Lễ hội Kết chạ. Lễ hội cũng là dịp để người dân cùng nhau kết tình giao hiếu, nối tiếp truyền thống lâu đời của hai làng.

Bí quyết chọn tuổi xông đất, mở hàng đầu năm Quý Mão may mắn cho gia chủ

Bên cạnh việc chọn tuổi xông nhà thì việc chọn tuổi mở hàng đầu năm hoặc lúc khai trương cũng được người dân Á Đông coi trọng.

Chọn tuổi nào xông nhà Tết Quý Mão 2023 mang lại tài lộc, may mắn?

Trong đời sống văn hóa người Việt, việc xông nhà đầu năm là một trong những nghi thức quan trọng dịp Tết. Vậy nên chọn tuổi gì xông nhà Tết Quý Mão 2023?

Ngôi đình thờ danh tướng giúp vua Lý Thánh Tông đánh giặc

Đình Nghĩa Khê thuộc xã An Lâm (Nam Sách) thờ Lý Công Quang, người có công đánh giặc Chiêm Thành thời vua Lý Thánh Tông.

Ngôi đình độc đáo ở Biên Hòa

Đình Phước Lư ở khu vực Mũi Tàu (P.Quyết Thắng, TP.Biên Hòa) đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh. Đây là thiết chế tín ngưỡng dân gian gắn liền với làng cổ Phước Lư - lỵ sở của dinh trấn Biên Hòa xưa. Mặt tiền đình hướng ra sông Đồng Nai xanh mát, hậu đình giáp với đường Cách Mạng Tháng Tám.

Lễ hội Từ Lương Xâm được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 266/QĐ-BVHTTDL về việc đưa Lễ hội Từ Lương Xâm vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Từ Lương Xâm được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 266/QĐ-BVHTTDL, đưa lễ hội Từ Lương Xâm, quận Hải An, thành phố Hải Phòng vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc

Sáng 17.2 (17 tháng giêng âm lịch), Ban Tổ chức các nghi lễ mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2022 tổ chức Lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc.

Công nhận lễ hội Từ Lương Xâm là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lễ hội Từ Lương Xâm (quận Hải An, thành phố Hải Phòng) đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Dốc ngược lon sữa đặc, anh chàng gặp cảnh tượng tởn tới già!

Chẳng hiểu lúc đó nghĩ gì, anh lại đãng trí đi ra ngoài tiệm ăn sáng. Tới lúc quay lại thì đây là cái kết.

Đình Mới - di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo thời Nguyễn

Với những giá trị độc đáo về nghệ thuật còn lưu giữ, năm 2011, đình Mới được công nhận là di tích cấp tỉnh thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật.

Rộn ràng trống hội Tiếu Mai

'Bơi đều, bơi đẹp, bơi nhanh, bơi lịch sự, hoành tráng' là thông điệp xuyên suốt, đồng thời là biểu tượng truyền thống xưa nay ở hội thi bơi chải làng Tiếu Mai, đó cũng là tiêu chí để ban tổ chức đánh giá, trao giải cho mỗi đội bơi.

Năm Tân Sửu nói chuyện trâu

Thời Lý - Trần (thế kỷ XI - XIV) với chính sách 'trọng nông', khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp. Vì vậy, nhà nước phong kiến rất quan tâm tới việc bảo vệ con trâu. Năm 1123, vua Lý Nhân Tông ra chiếu rằng: 'Trâu là một vật quan trọng cho việc cày cấy, có lợi cho người dân. Từ nay cấm không được ai giết trâu ăn thịt. Ai làm trái thì trị tội theo pháp luật'.