AstraZeneca thu hồi vắc-xin: Bộ Y tế nói gì?

Trước thông tin hãng dược AstraZeneca thu hồi vắc- xin phòng Covid-19 trên toàn cầu, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam không còn sử dụng loại vắc-xin này.

Bộ Y tế nói về vaccine AstraZeneca

Trước thông tin hãng dược AstraZeneca đang thực hiện quy trình xin rút giấy phép vaccine ngừa Covid-19 tại các khu vực, quốc gia còn lại trên toàn thế giới, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, cho biết, Việt Nam không còn sử dụng loại vaccine này.

AstraZeneca ưu tiên thuốc ngăn ngừa bệnh hô hấp cho Mỹ

Ngày 10/11, Hãng dược phẩm AstraZeneca đã đưa ra thông báo cho biết, hãng này sẽ ưu tiên thị trường Mỹ trong việc cung cấp bổ sung thuốc Beyfortus. Loại thuốc này nhằm ngăn ngừa bệnh đường hô hấp dưới ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi vốn do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra, vốn đang gia tăng các ca mắc tại Mỹ.

EU phê chuẩn thuốc phòng bệnh đường hô hấp do virus RSV ở trẻ sơ sinh

Beyfortus là phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng, trực tiếp hỗ trợ cơ thể chống lại căn bệnh này, chứ không phải là vaccine kích hoạt các kháng thể của chính hệ thống miễn dịch.

COVID-19 trên thế giới tuần qua: Số ca mắc mới và tử vong giảm mạnh

Trong vòng một tuần qua, tính từ ngày 4-11/6, thế giới cùng ghi nhận số ca tử vong và mắc mới COVID-19 giảm. Hầu hết các quốc gia tiếp tục tiến trình mở cửa đất nước, song vẫn còn một số nước đang chật vật đối phó với đại dịch.

Thế giới Thế giới Ấn Độ mở rộng tiêm mũi tăng cường, giá vaccine được cắt giảm

Viện Huyết thanh của Ấn Độ (SII) và Hãng dược phẩm Bharat Biotech vừa cắt giảm giá của các loại vaccine ngừa COVID-19, trong bối cảnh quốc gia này đang có kế hoạch triển khai các mũi tiêm tăng cường dành cho tất cả người trưởng thành, bắt đầu từ ngày hôm nay (10/4).

Thế giới Thế giới Nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca đạt 2 tỷ liều

2 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 do Hãng dược phẩm AstraZeneca và Đại học Oxford của Anh phối hợp bào chế và phát triển đã được cung cấp trên toàn thế giới.

Thế giới Thế giới Vaccine COVID-19 dự kiến sẽ được xuất khẩu với số lượng 'lớn'

Viện Huyết thanh của Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, đã tăng gần gấp 4 lần năng suất hàng tháng đối với vaccine ngừa COVID-19 của Hãng dược phẩm AstraZeneca lên tới 240 triệu liều, đồng thời chuẩn bị xuất khẩu 'số lượng lớn' vaccine từ tháng 1 năm sau, Giám đốc Điều hành SII Adar Poonawalla nói với Tờ Reuters.

Vaccine Covid-19 giúp lợi nhuận của AstraZeneca tăng mạnh

Ngày 29/7, Hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh cho biết đã thu về 1,2 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021 từ sản phẩm vaccine Covid-19.

WHO cảnh báo tình trạng thiếu vaccine trầm trọng tại nhiều nước

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay lên tiếng cảnh báo, 30 đến 40 quốc gia đã phải dừng chương trình tiêm chủng Covid-19 do thiếu nguồn cung vaccine.

Vaccine Covid-19 của AstraZenca đạt hiệu quả trong việc chống lại biến thể Delta

Dữ liệu thực tế chứng minh vaccine đạt hiệu quả 92% trong việc giảm tỷ lệ nhập viện do biến thể virus Delta…

Các nước G7 cam kết cung cấp vaccine cho thế giới ra sao?

Lãnh đạo 7 nước công nghiệp phát triển (G7) cam kết đóng góp hàng trăm triệu liều vaccine hỗ trợ các nước nghèo.

CFO của Alexion về làm CFO cho AstraZeneca

Ngày 4/6, Hãng dược phẩm AstraZeneca bổ nhiệm bà Aradhana Sarin, vốn là Giám đốc Tài chính (CFO) của công ty sinh dược toàn cầu Alexion, làm CFO mới của mình, thay thế ông Marc Dunoyer.

Mỹ khởi động kế hoạch phân phối vaccine cho các nước

Chính quyền Tổng thống Joe Biden dự kiến sớm công bố những nước nào sẽ nhận được những lô vaccine viện trợ đầu tiên của Mỹ.

EU muốn hãng Astrazeneca giao 120 triệu liều vaccine trước tháng Sáu

Hãng AstraZeneca ban đầu đã nhất trí với EU về việc cung cấp 300 triệu liều vaccine COVID-19 vào cuối tháng Sáu, nhưng đến nay mới chỉ giao được 50 triệu liều.

Phát hiện 29 triệu liều vaccin AstraZeneca không rõ mục đích tại Italy

Theo yêu cầu của Ủy ban châu Âu, cảnh sát Italy đã tiến hành kiểm tra và phát hiện 29 triệu liều vaccine AstraZeneca không rõ mục đích tại một nhà máy Catalent ở thành phố Anagni, gần Rome.

Số ca tử vong tại châu Âu vượt mốc 1 triệu, người dân ồ ạt rời Paris trước giờ phong tỏa

Đến 6h ngày 20-3 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 122.838.467 ca mắc Covid-19, trong đó có 2.711.906 trường hợp đã tử vong, 98.964.528 người đã bình phục.

Ba Lan đặt mục tiêu tiêm chủng COVID-19 cho 70% dân số vào mùa Hè

Ba Lan mong muốn sẽ nhanh chóng mở rộng chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 đến nhóm người trong độ tuổi lao động từ 30-40, và hoàn thành tiêm chủng cho 60-70% dân số vào mùa Hè này.

Tiến gần hơn tới chiến thắng

Tại phiên họp trực tuyến thường kỳ tháng 2 của Chính phủ vào ngày 2-3 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Y tế nhanh chóng triển khai tiêm vắc-xin cho người dân theo thứ tự ưu tiên là người nghèo, gia đình chính sách và tám nhóm đối tượng đã được Chính phủ phê duyệt. Như vậy, cùng với việc nhập lô vắc-xin ngừa Covid-19 đầu tiên, và những nỗ lực chạy đua trong sản xuất vắc-xin trong nước, mục tiêu mở rộng tiêm phòng giúp tạo miễn dịch cộng đồng đang từng bước được hiện thực hóa.

Các nước tăng cường phòng dịch Covid-19

Theo tin nước ngoài và TTXVN, Chính phủ I-xra-en thông qua lệnh giới nghiêm vào ban đêm, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 trong dịp lễ Purim sắp tới. Lệnh giới nghiêm trên toàn quốc được áp dụng từ ngày 25 đến 28-2.

WHO kêu gọi bảo đảm phân phối vắc-xin công bằng

Theo Roi-tơ và TTXVN, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hối thúc các nhà sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19 giữ cam kết về việc phân bổ vắc-xin công bằng, trong bối cảnh các nước nghèo nhất thế giới đang đợi những liều thuốc đầu tiên. WHO cho rằng, các thỏa thuận mua bán vắc-xin đơn lẻ sẽ làm xói mòn nỗ lực phân phối vắc-xin công bằng trên thế giới; nhấn mạnh, thay vì phân phối một cách đơn lẻ, các quốc gia sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19 nên tài trợ vắc-xin cho các nước khác thông qua Cơ chế tiếp cận vắc-xin toàn cầu COVAX.

Vắc-xin 1 liều, bước tiến mới chống Covid-19

Hãng dược phẩm AstraZeneca (Anh) hôm 5-2 thông báo đã xin cấp phép sử dụng vắc-xin Covid-19 tại Nhật Bản, sau Công ty Pfizer (Mỹ).

Nâng cao cảnh giác về biến thể mới của Covid-19

Theo tin nước ngoài và TTXVN, Bộ trưởng Y tế Pháp thông báo, nước này đã ghi nhận bốn ca nhiễm biến thể mới với tốc độ lây lan nhanh của Covid-19, vốn được phát hiện lần đầu tại Bra-xin. Pháp đang trong 'cuộc chạy đua với thời gian' nhằm chống các biến thể mới được phát hiện tại Anh, Nam Phi và Bra-xin, khi các ca nhiễm biến thể mới hiện chiếm 14% tổng số ca mắc mới tại nước này.

COVAX công bố danh sách phân phối vắc-xin

Theo TTXVN và tin nước ngoài, chương trình COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khởi xướng nhằm bảo đảm tiếp cận công bằng trên toàn cầu đối với các loại vắc-xin ngừa Covid-19 đã công bố danh sách phân phối đợt đầu, với số liều đủ để đến giữa năm 2021 các nước tiêm cho hơn 3% số dân.

Nhiều nước đẩy mạnh tiêm vắc-xin phòng Covid-19

Theo TTXVN và tin nước ngoài, Bộ Y tế Xin-ga-po thông báo, từ ngày 30-12, sẽ tiến hành tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 của hãng Pfizer/BioNTech cho các nhân viên y tế.

Ấn Độ chào hàng vaccine COVID-19 giá rẻ ra toàn thế giới

Ấn Độ, đất nước 1,3 tỷ dân, dự định sản xuất hàng loạt vaccine COVID-19 giá cả phải chăng, giúp cộng đồng toàn cầu chống lại đại dịch.

Thúc đẩy phân phối công bằng vắc-xin phòng Covid-19

Theo Yonhap và TTXVN, tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp theo hình thức trực tuyến giữa bộ trưởng y tế ba nước Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản nêu rõ, ba nước nhất trí hợp tác trong ứng phó đại dịch Covid-19 và thúc đẩy việc phân phối công bằng vắc-xin phòng dịch Covid-19 trên toàn thế giới.

WHO hy vọng Campuchia sẽ nhận được vaccine cho khoảng 20% dân số vào năm 2021

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Campuchia, bà Li Ailan, khẳng định WHO và các đối tác đang nỗ lực hết sức để có thể mang đến nguồn vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 an toàn, hiệu quả với giá hợp lý cho những người có nguy cơ cao và những người được ưu tiên tiêm phòng tại tất cả các quốc gia một cách nhanh nhất có thể, thông qua sáng kiến vaccine toàn cầu mang tên COVAX.

Vaccine Covid-19 có đến được người nghèo?

Thông tin từ Nhà Trắng cho biết Mỹ có thể phân phối vaccine ngừa Covid-19 sau ngày 10/12. Như vậy, cuộc chiến chống Covid-19 đang được tiếp sức khi các hãng dược phẩm liên tiếp công bố những tiến triển mang tính đột phá trong việc phát triển vaccine tiềm năng. Trong đó, các hãng Pfizer và BioNTech cho biết sẽ cung cấp 50 triệu liều vaccine trên toàn thế giới trong năm nay và tối đa 1,3 tỷ liều trong năm 2021. Tuy nhiên, trong những thông tin sáng sủa ấy lại dấy lên lo ngại về việc phân phối vaccine, nhất là những quốc gia nghèo có được thụ hưởng hay không.

Thị trường tài chính 24h: Nhà đầu tư đang 'say chứng'

VN-Index chưa thể chạm 1.000 điểm; Tín dụng duy trì đà tăng; Tự doanh 'nhạy cảm' với các ngưỡng kháng cự; Nhiều nhóm cổ phiếu bùng nổ; Một số thương vụ bán vốn theo kế hoạch 2020 của SCIC; Chứng khoán châu Á giao dịch tích cực nhờ thông tin liên quan đến vắc-xin Covid-19; Thị trường dầu mỏ sẽ rất khác…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Quốc gia đầu tiên cho người mắc Covid-19 dùng thuốc thử

Chính phủ Anh ngày 20/10 xác nhận là quốc gia đầu tiên cho tình nguyện viên khỏe mạnh nhiễm Covid-19 thử nghiệm loại thuốc mới.

Thử nghiệm vaccine Covid-19: Tranh cãi ở nước Anh

Chính phủ Anh đang cân nhắc thực hiện những nghiên cứu đầu tiên về vaccine Covid-19, trong đó cho những người khỏe mạnh bị nhiễm virus corona chủng mới với mục đích đẩy nhanh tiến trình phát triển vaccine.

Đâu là hạn chế của vaccine Covid-19 từ Nga và Trung Quốc?

Các chuyên gia cho rằng hai loại vaccine Covid-19 đang gây chú ý ở Nga và Trung Quốc có cùng một nhược điểm: Chúng đều được phát triển dựa trên một virus cảm cúm phổ biến mà nhiều người đã nhiễm và điều này có thể hạn chế hiệu quả miễn dịch của chúng đối với virus SARS-CoV-2, gây dịch bệnh viêm phổi cấp Covid-19.

Vắc xin ngừa Covid-19: Hy vọng cho cuộc chiến chống dịch

Kể từ khi bùng phát vào cuối tháng 12-2019, đại dịch Covid-19 đã lây lan nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu khiến hơn 17 triệu ca nhiễm và vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại. Bên cạnh nỗ lực ngăn chặn đại dịch bùng phát, những tiến triển trong nghiên cứu, sản xuất vắc xin đang trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia, tổ chức với mong muốn mở ra hy vọng cho cuộc chiến chống dịch bệnh.