Truyền thuyết ngôi chùa làng Đá

Ngôi chùa ngày nay rất nhỏ, được dựng lại trên nền gian Cửa Trình của khu chùa ngày trước. Do ngôi chùa bị thực dân Pháp đốt phá nhiều lần nên những dấu tích về ngôi chùa, nhất là sự tích về ngôi chùa không còn.

Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các đền, chùa ở Đức Thọ

Trên địa bàn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) hiện có hàng chục ngôi đền, chùa, đây là chốn tâm linh để người dân đến cúng bái, cầu an mỗi dịp tết đến xuân về, tuy nhiên, công tác phòng cháy, chữa cháy chưa được chú trọng.

Ngôi chùa nào nằm trên tảng đá dát vàng, phá vỡ mọi quy luật trọng lực?

Ngôi chùa độc đáo nhất tại Myanmar nằm trên tảng đá dát vàng, phá vỡ mọi nguyên tắc trọng lực, ở độ cao khoảng 1.100m so với mức nước biển.

Ngôi chùa đá trên đồi Cổ Thạch

Cổ Thạch Tự (Bình Thạnh, Tuy Phong) được tạo dựng bởi những khối đá tự nhiên khổng lồ kết hợp với sự sáng tạo, bàn tay con người, nằm trên diện tích rộng hơn 4ha. Đá có nhiều hình thù kỳ lạ, tạo nên những hang động kỳ bí. Chính vì thế, mà người dân nơi đây gọi Cổ Thạch Tự (chùa Đá cổ) bằng cái tên rất dân dã là 'chùa Hang'.

Kỳ vĩ ngôi chùa cổ

Đứng ở nơi cao nhất ngọn đồi Cổ Thạch – nơi có ngôi chùa kỳ vĩ nhìn xuống là bãi đá Cà Dược chạy dài (còn gọi là bãi đá bảy màu). Cách đó không xa là bãi đá lớn Bình Thạnh hình thù đa dạng, rêu xanh phủ đầy như chốn 'bồng lai, tiên cảnh'. Lưng chừng đồi nhiều tảng đá chồng lên nhau, úp vào nhau, như có ai sắp đặt. Có những tảng đá hình thù thật kỳ lạ giống như con voi, con đà điểu, cá heo, hải cẩu đan xen nhau… làm thành bao hang động nguyên sinh và huyền bí. Tất cả đã tạo cho Cổ Thạch 'sơn thủy hữu tình'. Trong không gian tĩnh lặng chỉ nghe tiếng sóng biển rì rào xa xa; thi thoảng ngân lên tiếng chuông chùa kéo dài, tâm hồn tôi như buông hết bao sự phiền muộn, lòng cảm thấy thanh thản. Đã nhiều lần đến với chùa Cổ Thạch mà người dân thường gọi là chùa Đá, tôi vẫn chưa cảm nhận và khám phá hết những điều linh thiêng và kỳ bí của ngôi chùa. Những người đến chùa không chỉ vì tín ngưỡng, thắp nén hương cầu mong sự bình an, hay cầu nguyện Phật ban phước lành mà còn ước muốn chiêm ngưỡng một thắng cảnh đẹp tuyệt vời từ thiên nhiên. Anh Nguyễn Hồng Chi - một du khách từ TP. Hồ Chí Minh đến chùa thắp hương bái Phật chia sẻ: 'Chùa không chỉ đẹp về lối kiến trúc, nét chạm trổ tinh tế, mà điều khiến du khách thích thú tìm hiểu, bởi những cổ vật quý mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa như: Câu liễn, câu đối từ nhiều niên đại được chạm xà cừ, ghép sành, đại hồng chung... Chính cái vẻ đẹp tư nhiên, cổ kính vốn có của ngôi chùa khiến cho nhiều du khách đã một lần đến luôn nhớ mãi…'.