Hội mùa Tây Nguyên

Trên rẫy, trên nương chỉ còn trơ lại những thân rạ vàng óng. Lúa đã tuốt xong, lúa đầy kho, đầy chòi… Đêm đêm tiếng chiêng, tiếng khèn nhộn nhịp âm vang náo nức trong các buôn, làng, các ơ-lây của núi rừng Tây Nguyên. Những ngọn lửa rực hồng thâu đêm suốt sáng trên các nhà rông, nhà dài. Con trai, con gái say trong tiếng nhạc, say trong men rượu thơm nồng, chuyện trò, múa hát không dứt…

Truyện cổ M'nông: Chàng Piêng giết con rồng

Đây là câu chuyện cổ tích mang yếu tố thần kỳ của người M'nông. Chuyện nói về sự dũng cảm, mưu trí của chàng Piêng vượt qua hoạn nạn, lập được chiến công, diệt cái ác, bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho mọi người. Câu chuyện cũng nói lên được tình yêu thương giữa người với người, biết yêu thương giúp đỡ nhau, đem lại hạnh phúc cho mình và nhiều người khác…

Công trình hàng chục tỷ đồng gắn biển 'ngưng sử dụng' sau 5 năm

Sau 5 năm đưa vào sử dụng, Khu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thôn Làng Teng bị xuống cấp nghiêm trọng, buộc phải ngưng sử dụng.

Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Hrê xuống cấp trầm trọng

Vừa qua, nhiều người dân ở xã Ba Thành (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) phản ánh thực trạng xuống cấp, hư hại nghiêm trọng tại nhiều hạng mục, công trình ở Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Hrê (thôn Làng Teng, xã Ba Thành).

Quảng Ngãi: Khu bảo tồn văn hóa H'rê thôn Làng Teng xuống cấp nặng

Khu bảo tồn văn hóa thôn Làng Teng, tỉnh Quảng Ngãi có tổng vốn đầu tư hơn 10,5 tỷ đồng, xây theo kiến trúc nhà sàn truyền thống của người H'rê, hiện bị xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ bị mất an toàn.

Lễ mừng lúa mới thể hiện bản sắc văn hóa của người Gia Rai

Lễ mừng lúa mới không chỉ thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của người Gia Rai, mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh, tạo thành sợi dây gắn kết cộng đồng người Gia Rai trên khắp các buôn làng.

Tái hiện ba lễ hội của đồng bào dân tộc tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam

Ngày 17/4, đồng bào dân tộc đã tái hiện 3 lễ hội, phong tục đặc biệt của dân tộc Thái, Gia Rai, Khmer tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hà Nội.

Vua Lửa Siu Ăt và cuộc nổi dậy năm 1904

Đây là sự kiện được coi là tiêu biểu cho tinh thần chống Pháp của đồng bào Jrai trước khi có Đảng nên hầu hết các tài liệu lịch sử viết về Tây Nguyên đều nhắc đến. Tuy nhiên, diễn tiến của cuộc nổi dậy thì các tài liệu đều không thấy ghi chi tiết. Henri Maitre có lẽ là người duy nhất cho thấy trong 'Les Jungles Moi' (Rừng người Thượng). Tuy chưa thật chi tiết nhưng qua sự ghi chép của ông, chúng ta cũng có thể hình dung được những nét cơ bản của cuộc nổi dậy và con đường dẫn tới cái chết của Odendhan.

Tết trên núi Trường Sơn

Nếu như người Kinh, người Mường thiết tha và coi trọng Tết Nguyên đán vào những ngày cuối tháng Chạp, đầu tháng Giêng âm lịch hằng năm; người Thái kéo dài cái Tết Nen Bôn Tiên cho đến trung tuần tháng Giêng; người Tày, người Mán, người Nùng cũng có những ngày vui xuân của mình trùng với dịp Tết Nguyên đán của người Kinh, người Mường; thì xuôi về phương Nam, dọc dãy Trường Sơn, ta sẽ bắt gặp những ngày Tết khác lạ của đồng bào các dân tộc ít người.

Lò rèn của người Tơ Đrá

Đó là một chuyến công tác vất vả đến độ bây giờ tôi vẫn còn ấn tượng từng chi tiết… Tháng 6-1983, bấy giờ Gia Lai-Kon Tum còn chưa tách tỉnh, xe khách lên huyện Đak Glei mỗi tuần chỉ có 1 chuyến. Gọi là 'xe khách' nhưng thực tế nó là chiếc xe tải, thùng xe đóng 2 tấm ván dọc làm ghế ngồi. Ai lên trước thì có chỗ, sau thì chen nhau đứng. Trời mưa tầm tã, tôi rét run người vì mặc mỗi tấm áo cộc tay mỏng, lại bị nước tạt vào.

Kon Pne thuở ấy

Cho tới năm 1995 mà vẫn nghe nói xã Kon Pne (huyện Kbang, Gia Lai) chưa nhà báo nào đặt chân tới, lại nhân có giấy mời của ông Đặng Văn Cung-Giám đốc Công ty nước sạch, tôi xung phong đi ngay.