Giàng A Dê với 'Bài ca trên núi'

Giàng A Dê, sinh năm 1989, người Mông đã dám dấn thân khởi nghiệp làm du lịch từ hai bàn tay trắng. Nhưng sau 6 năm, anh trở thành người có ảnh hưởng trong lĩnh vực du lịch ở thiên đường ruộng bậc thang, giúp nhiều thanh niên Mù Cang Chải khởi nghiệp thành công.

Nghĩ từ những đỉnh núi

Nhiều người trẻ đã lựa chọn leo núi với đam mê chinh phục những đỉnh trời như một triết lý sống. Điều gì khiến những đỉnh núi cao bốn mùa mây phủ ngày càng hút chân lữ khách đến thế?

Tớ dày thắm sắc miền di sản Mù Cang

Miền di sản Mù Cang Chải không chỉ nổi tiếng với Danh thắng Ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ, xiêu lòng du khách bởi những vạt Tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm đúng dịp Festival khèn Mông và Lễ công bố Quyết định đưa Nghệ thuật Khèn của người Mông, Nghệ thuật tạo hình vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải của người Mông 3 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Festival khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023. Sự kiện sẽ diễn ra lúc 20h tối nay 23/12.

Nông dân Mù Cang Chải chú trọng phát triển kinh tế tập thể

Trong những năm qua, Hội Nông dân huyện Mù Cang Chải đã quan tâm chỉ đạo cơ sở Hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên nông dân xây dựng các mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó vận động hội viên nông dân liên kết sản xuất, tham gia các hình thức kinh tế tập thể như tham gia tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX).

Tiếng lòng Mù Cang Chải

Trong cái lạnh đêm cuối thu ở độ cao hơn 1.500 mét so với mặt nước biển, văng vẳng trong không gian ruộng bậc thang tiếng khèn lúc bổng lúc trầm theo gió bay qua các sườn đồi khiến những người khách phương xa như lạc vào cõi thiên thai...

Vợ chồng người Mông và hành trình thành chủ homestay từ vốn vay ngân hàng

Vợ chồng Thào A Su - Lù Thị Tàng là người dân tộc Mông ở bản Tà Chí Lừ xã La Pán Tẩn (huyện Mù Cang Chải, Yên Bái). Trong tiếng Mông, 'Su' có nghĩa là mũi tên. Đúng là cái tên vận vào người. Nghe A Su kể chuyện vợ chồng anh liều mình vay vốn ngân hàng làm du lịch cộng đồng, quả thật thấy Su giống một mũi tên đã bắn ra khỏi lẫy nỏ.

Chàng trai Mông dũng cảm làm du lịch cộng đồng từ vốn vay ngân hàng

Trên khu đất gần một héc-ta ở độ cao hơn 1.500m so với mặt nước biển, với tầm nhìn phóng khoáng bao quát gần hết huyện vùng cao Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái), khu homestay của chàng trai người Mông 29 tuổi Thào A Su như một nét chấm phá độc đáo và trở thành điểm đến 'hút khách' du lịch mỗi mùa 'săn' lúa chín. Không thể tin được nếu biết A Su từ hai bàn tay trắng đã dám liều mình vay vốn ngân hàng phát triển mô hình du lịch cộng đồng.

Làm du lịch - sinh kế mới, bền vững của nông dân vùng cao Yên Bái

Yên Bái với thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa ẩm thực độc đáo, con người dân thân thiện, cởi mở... có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Trong những năm qua, tỉnh cũng như các địa phương trong tỉnh đã có những định hướng và cơ chế giúp người dân làm du lịch phát triển kinh tế hộ gia đình như một sinh kế mới bền vững.

Những lớp học nghề đặc biệt ở Yên Bái

Những lớp học nghề du lịch không chỉ mang lại sinh kế mà sau khi học, nhiều người đã chủ động chuyển đổi từ một nông dân thành một người làm dịch vụ du lịch; mở ra hướng phát triển mới cho người dân nông thôn, mang lại thu nhập ổn định, góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Giải golf kêu gọi từ thiện xây trường mầm non ở Yên Bái

Giải Golf Swing for La Pán Tẩn sẽ được tổ chức ngày 20/8 nhằm gây quỹ từ thiện xây trường mầm non cho học sinh huyện Mù Cang Chải, Yên Bái.

Gây quỹ từ thiện xây dựng điểm trường mầm non La Pán Tẩn

Khởi công cách đây 3 tháng, trường mầm non 'Họa Mi' tại bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn (Yên Bái) sẽ khánh thành vào cuối tháng 8 để chuẩn bị cho các em vào năm học mới. Đây là một sự thay đổi lớn ở La Pán Tẩn.

Hiệu quả học nghề ở vùng cao Mù Cang Chải

Ngay giữa trung tâm xã La Pán Tẩn là một cửa hàng sửa chữa xe máy, nông cụ và đồ điện tử gia đình rất to và lúc nào cũng đông khách. Đó chính là ước mơ và thành quả của Giàng A Tuấn - một người con của bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải. Có được cơ ngơi như ngày hôm nay là do Tuấn đã tìm hiểu và tham gia các lớp học nghề.

Thu nhập 20 triệu đồng mỗi tháng sau khi học nghề

Sau khi học nghề về du lịch, Homestay của anh Thào A Su ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải đã chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn, đẹp mắt hơn, quảng bá rộng rãi hơn nên vào những dịp nghỉ lễ hoặc mùa du lịch, cơ sở của Su luôn kín khách. Những tháng thường cũng đạt trung bình trên 50 khách/tháng, đem lại doanh thu khoảng 20 triệu đồng/tháng.

Mù Cang Chải – Yên Bái: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

Thời gian qua, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, nhằm tăng hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM).

Người đứng sau 'tuyệt phẩm' đồi Mâm xôi

Mùa này, du khách nhiều nơi tìm đến Mù Cang Chải (Yên Bái) để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đồi Mâm xôi mùa lúa chín. Tuy vậy, ít người biết đến vợ chồng bà Lù Thị Lỳ và ông Hờ Vàng Dũng đã nhiều năm cần mẫn, tỉ mẩn bạt cây, đào đắp, tạo ra đồi Mâm xôi - một tuyệt phẩm đẹp mê hoặc du khách đến Mù Cang Chải.

Thúc đẩy giáo dục vùng khó vươn lên

Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố có tính quyết định trong đổi mới nâng cao chất lượng dạy học vùng cao. Từ khi dự án giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2 (Bộ Giáo dục và Đào tạo) được triển khai, nhiều trường học vùng cao Yên Bái được đầu tư khang trang, tạo điều kiện thuận lợi trong đổi mới phương pháp dạy học.