Xây dựng thương hiệu du lịch từ hệ giá trị địa phương

Với tiềm năng du lịch sẵn có cùng những dấu ấn văn hóa đặc sắc, du lịch Thanh Hóa đang dần khẳng định sức hút đối với du khách trong nước và quốc tế. Để có được kết quả đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa góp phần định vị thương hiệu du lịch ngày càng được các địa phương có khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh chú trọng.

Góp phần phát triển sản xuất, xây dựng sản phẩm OCOP

Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ giúp hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, thoát nghèo bền vững, vươn lên trong cuộc sống mà còn góp phần duy trì và phát triển đối với các sản phẩm OCOP, phát triển các nghề, làng nghề truyền thống.

Phát triển tài sản trí tuệ - hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, tài sản trí tuệ (TSTT) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm chủ lực tại các địa phương và tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp.

Thanh Hóa: Nỗ lực thực hiện Chương trình OCOP 2023

Tính đến nay, Thanh Hóa đã có 442 sản phẩm OCOP, trong đó có 385 sản phẩm hạng 3 sao; 56 sản phẩm hạng 4 sao; 1 sản phẩm 5 sao. Riêng năm 2023, có 150 sản phẩm được công nhận. Sau khi được công nhận, các sản phẩm OCOP đều tăng quy mô sản xuất và doanh thu bán hàng.

Gian nan 'giữ lửa' làng nghề (Bài 1): Thăng - trầm làng nghề, làng nghề truyền thống xứ Thanh

Sẽ là thiếu sót khi nói về vẻ đẹp xứ Thanh nếu như không nhắc đến làng nghề, làng nghề truyền thống. Đó là chiếu cói Nga Sơn, là ươm tơ dệt nhiễu Hồng Đô, cót làng Giàng, bánh gai Tứ Trụ hay đúc đồng Trà Đông... đã và đang đóng góp vai trò to lớn trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Song, duy trì, phát huy làng nghề, làng nghề truyền thống để tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc, hướng đến phát triển du lịch đang bộc lộ nhiều bất cập.

Đẩy mạnh tuyên truyền phát triển và tiêu thụ sản phẩm OCOP

Thanh Hóa là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế về các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, ngành nghề và du lịch nông thôn gắn với điều kiện sản xuất, văn hóa truyền thống đề phát triển Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP). Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, chương trình đã khơi được tiềm năng, thế mạnh sản phẩm đặc trưng vùng miền của các địa phương. Sản phẩm OCOP đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần giúp chủ thể tăng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.

Đưa ẩm thực xứ Thanh vào hoạt động du lịch

Ẩm thực là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch. Việc trải nghiệm du lịch ẩm thực luôn gắn kết với trải nghiệm văn hóa trong suốt hành trình của du khách, mang lại cho du khách những cảm nhận sâu hơn về văn hóa điểm đến. Tuy nhiên, việc khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh gắn với định vị thương hiệu điểm đến hiện vẫn còn nhiều hạn chế.

Chú trọng xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu nông sản

Việc đăng ký nhãn hiệu luôn được xem là 'giấy khai sinh' cho các sản phẩm nông sản, bảo đảm các điều kiện truy xuất nguồn gốc, có sức cạnh tranh trên thị trường và tham gia vào thị trường xuất khẩu. Mặc dù, trên địa bàn tỉnh có gần 200 sản phẩm nông nghiệp đang được sản xuất với sản lượng lớn song nhiều doanh nghiệp, HTX và nông dân vẫn chủ quan, chưa quan tâm tìm hiểu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm dẫn tới giá trị sản xuất chưa được như kỳ vọng.

Thanh Hóa công bố tuyến du lịch kết nối liên huyện

Sáng 5/5, tại Khu dịch vụ thương mại tổng hợp Yên Trung, huyện Yên Định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa công bố tuyến du lịch kết nối các huyện Yên Định, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân.

Gian nan phát triển nhãn hiệu tập thể sau bảo hộ

Việc xây dựng và được các cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể đã khó, song duy trì, phát triển sau bảo hộ còn khó khăn hơn. Bởi, nhãn hiệu tập thể mang tính cộng đồng, nếu không có sự kết nối, duy trì thì khó có thể phát huy sức mạnh của tập thể. Do đó, làm thế nào để phát huy, phát triển nhãn hiệu tập thể đang làm bài toán khó đối với nhiều tổ chức hội và chính quyền địa phương.

'Văn hóa ẩm thực Thanh Hóa' - 'Bữa tiệc' của tri thức, giác quan

Văn hóa ẩm thực xứ Thanh uống chung mạch nguồn văn hóa ẩm thực của dân tộc, được duy trì, tiếp biến và phát triển mạnh mẽ bởi hai yếu tố: Yếu tố truyền thống và yếu tố địa tự nhiên lịch sử, chính trị, văn hóa'. Ẩm thực xứ Thanh vừa có nét chung với ẩm thực dân tộc, vừa có những khác biệt phản ánh những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, văn hóa bản địa, tài năng, sự khéo léo, sáng tạo của các thế hệ người dân nơi đây. Đó là nội dung, thông điệp mà tác giả Nguyễn Hữu Ngôn muốn truyền tải, lan tỏa tới độc giả qua cuốn sách 'Văn hóa ẩm thực Thanh Hóa' (NXB Thanh Hóa năm 2021).