Ngăn chặn nạn buôn bán động vật hoang dã

Hiện nay, tội phạm buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép động vật hoang dã ở nước ta ngày càng gia tăng.

Buôn bán động vật hoang dã vẫn nóng

Kết quả khảo sát của Mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã (TRAFFIC) tại 16.556 cơ sở kinh doanh tại 10 đô thị lớn trong cả nước cho thấy có 12% số cơ sở vi phạm liên quan đến buôn bán động vật hoang dã (gồm nhà hàng, quán bar, chợ và cửa hàng thú cảnh).

Buôn bán động vật hoang dã đang phổ biến trên không gian mạng

Ở thời đại mạng xã hội và thương mại điện tử đang bùng nổ, tình trạng buôn bán động vật hoang dã trên không gian mạng cũng xuất hiện ngày càng nhiều, gây khó khăn trong công tác ngăn chặn và xử lý.

Săn bắt, buôn bán sản phẩm động vật hoang dã vẫn nhức nhối

Số liệu từ các cơ quan truy tố, xét xử cho thấy, giai đoạn 2019 đến hết năm 2021 các cơ quan đã xét xử gần 400 vụ việc vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã theo Điều 244 của Bộ Luật hình sự với trên 500 bị cáo bị truy tố…

Đưa voi làm du lịch thân thiện, người dân và doanh nghiệp vẫn còn gặp khó

Sau khi bỏ hoạt động cưỡi voi, các khu du lịch tại Đắk Lắk đã chuyển sang mô hình làm du lịch thân thiện với voi và đạt kết quả bước đầu. Tuy nhiên, việc triển khai mô hình du lịch thân thiện với voi khiến doanh nghiệp lẫn chủ voi vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Đa dạng sinh học Việt Nam đang bị suy thoái

Việt Nam đứng thứ 16 trong số các quốc gia có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên thế giới. Chính phủ Việt Nam đã cam kết bảo vệ các loài động thực vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, sự đa dạng này đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các hoạt động buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD), ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Nhiều thách thức trong đấu tranh với tội phạm buôn bán động vật hoang dã

Số liệu từ các cơ quan truy tố, xét xử cho thấy, giai đoạn năm 2019 đến hết năm 2021, các cơ quan đã xét xử gần 400 vụ việc vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) theo Điều 244 của Bộ luật Hình sự với trên 500 bị cáo bị truy tố. Tuy nhiên, hoạt động của tội phạm buôn bán ĐVHD ở Việt Nam còn phức tạp, bất chấp quyết tâm của Chính phủ và nỗ lực của các tổ chức bảo tồn.

Thúc đẩy du lịch có trách nhiệm gắn với bảo tồn thiên nhiên

Kiểm soát luồng khách, xây dựng cơ sở lưu trú thân thiện với môi trường, phổ biến pháp luật bảo vệ thiên nhiên, là một số trong nhiều biện pháp được Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (WWF) Việt Nam đưa ra tại 'Tọa đàm về thúc đẩy du lịch có trách nhiệm gắn với bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã'.

Lập mạng lưới nhà báo, phóng viên chống buôn bán động vật hoang dã

Nhằm khẳng định vai trò của báo chí, truyền thông trong việc lên án, hành động săn bắn, buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ động vật hoang dã, mạng lưới nhà báo điều tra trong lĩnh vực này đã được thành lập, ngày 13/6.

Ra mắt mạng lưới phóng viên, nhà báo điều tra phòng, chống buôn bán động vật hoang dã trái phép

Ngày 13/6, tại hội thảo 'Tăng cường sự tham gia của phóng viên, nhà báo trong phòng chống buôn bán động vật hoang dã trái phép', Ban Quản lý các dự án lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Báo Nông nghiệp Việt Nam đã ra mắt mạng lưới phóng viên, nhà báo điều tra phòng, chống buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Ra mắt mạng lưới nhà báo điều tra buôn bán động vật hoang dã

Mạng lưới sẽ là cơ quan kết nối, phối hợp với các nhà báo, phóng viên trong điều tra, viết bài và đăng tải các bài báo, phóng sự truyền hình, chuyên đề, ấn phẩm đấu tranh với hành vi buôn bán, vận chuyển và sử dụng động vật hoang dã trái pháp luật.

Việt Nam được biết đến như là một nơi có nhiều loài động vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng cao

'407 loài động vật vào sách đỏ Việt Nam năm 2007 với các mức độ khác nhau từ hiếm đến nguy cấp, đe dọa tuyệt chủng. 7 loài động vật của Việt Nam nằm trong danh sách 100 loài bị đe dọa nhất trên thế giới' - ông Vương Tiến Mạnh, Phó Giám đốc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cho biết.

Chống buôn bán động vật hoang dã trái luật: Cần sự vào cuộc của nhà báo và truyền thông

Phóng viên, nhà báo một trong những lực lượng 'nòng cốt' trong công tác phòng, chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật.

'Rủi ro thấp, lợi nhuận cao' làm gia tăng việc buôn bán động vật hoang dã

Nạn buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã vẫn luôn diễn ra hàng ngày, hàng giờ tại Việt Nam bởi lợi ích kinh tế của hành vi trái pháp luật này mang lại vô cùng lớn.

Ra mắt mạng lưới nhà báo điều tra phòng, chống buôn bán động vật hoang dã trái phép

Mạng lưới là không gian, cầu nối để nhà báo, phóng viên chia sẻ thông tin, tăng cường năng lực, hỗ trợ hoạt động báo chí, truyền thông, góp phần ngăn chặn nạn buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã.

Năm Nhâm Dần nghĩ về việc nuôi nhốt, buôn bán Hổ

Điểm nóng nuôi nhốt, buôn bán hổ được xác định chủ yếu tại khu vực Miền Trung. Ngoài ra, người Việt Nam còn sang tận Nam Phi, Cộng hòa Séc… để mua bán hổ.

Hoạt động buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã trái phép không có dấu hiệu 'giảm nhiệt'

Đầu tháng 8-2021, cơ quan chức năng đã phát hiện và tịch thu được 24 cá thể hổ bị nuôi nhốt và vận chuyển bất hợp pháp tại 2 huyện Diễn Châu và Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Số lượng bắt giữ hổ nuôi trái phép kỷ lục này, theo các chuyên gia về bảo tồn động vật hoang dã, mới chỉ là một phần của bức tranh u ám về tình trạng nuôi nhốt động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam. Thực tế là, trong những năm qua, tình trạng nuôi nhốt, buôn bán, tiêu thụ hổ trái phép vẫn diễn biến phức tạp, không có dấu hiệu 'giảm nhiệt'.

Giam cầm 'Chúa sơn lâm' vì mục đích thương mại

Hàng năm, lực lượng chức năng nước ta đã bắt giữ hàng chục vụ buôn bán hổ, báo trái phép. Các khu vực trọng điểm diễn ra các hoạt động buôn bán, tiêu thụ hổ trái phép là các tỉnh miền trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa từ đó vận chuyển đến nhiều tỉnh thành trong cả nước...

Vụ buôn bán nuôi nhốt hổ trái phép: Chế tài xử phạt vẫn chưa đủ răn đe

Theo UNODC, cá thể hổ nuôi nhốt ở Việt Nam được sử dụng để tiêu thụ nội địa bất hợp pháp. Rất cần có giải pháp mạnh trong xử lý các đối tượng buôn bán hổ.

Hoạt động buôn bán, tiêu thụ hổ trái phép vẫn diễn biến phức tạp tại Việt Nam

Đánh giá này được khẳng định tại Tọa đàm 'Từ vụ tịch thu hổ nhìn lại việc kiểm soát nuôi nhốt, buôn bán và cứu hộ, bảo tồn hổ tại Việt Nam' do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức sáng 24-8.

PTI bồi thường 500 triệu đồng cho khách hàng tham gia bảo hiểm bảo an tín dụng

Ngày 08/7/2021, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) phối hợp cùng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) đã tổ chức buổi lễ chi trả bồi thường cho khách hàng tham gia sản phẩm bảo hiểm bảo an tín dụng với số tiền là 500 triệu đồng.

Việt Nam bàn giao mẫu ADN sừng tê giác từ các vụ bắt giữ cho Nam Phi

Ngày 1-6, tại Hà Nội, Cơ quan quản lý Cites (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) Việt Nam, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) tổ chức bàn giao 56 mẫu ADN sừng tê giác cho Đại sứ quán Nam Phi.

Hoàn thiện pháp luật bảo vệ động vật hoang dã - Bài 1: 'Lợi bất cập hại' ở các cơ sở nuôi nhốt

Trong vài thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã ở Việt Nam, đặc biệt tại các thành phố lớn cũng ngày một gia tăng. Lợi dụng sự chồng chéo và chưa chặt chẽ trong một số quy định pháp luật hiện nay về việc quản lý nguồn gốc động vật, các đối tượng săn bắn, buôn bán động vật hoang dã tăng cường hoạt động, đe dọa sự đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Gây nuôi thương mại động vật hoang dã cần được quản lý tốt

Ngày 8-10, tại Hà Nội, Trung tâm Con người và thiên nhiên (PanNature) cùng Hiệp hội bảo tồn Động vật hoang dã (WCS) tổ chức Tọa đàm 'Gây nuôi động vật hoang dã trong bối cảnh lan truyền dịch bệnh và áp lực bảo tồn loài'.

Xác định tên người gửi 322 con vẹt quý trên chuyến bay về Việt Nam

Số vẹt bị thu giữ được xác định vận chuyển từ Indonesia quá cảnh qua Malaysia về Việt Nam. Theo đó, tên người gửi lô hàng ghi trên vận đơn là PT Sinar Natama Trans Logistic.

322 con vẹt quý bị thu giữ trên chuyến bay về Việt Nam

Số vẹt trên được cho là loài vẹt lory đỏ, còn có tên là eos bornea. Lực lượng chức năng chưa xác định được đối tượng vận chuyển trái phép.

Khó hiểu trong cấp phép, quản lý hổ nuôi

Cơ sở từng để hổ chết, bán hổ nấu cao vẫn được phép nuôi hổ. Hổ không được gắn chip theo dõi nên dễ bị bán hoặc thay thế