Giữ gìn văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Điện Biên

Tỉnh Điện Biên có 19 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Thái là một trong ba dân tộc có dân số đông nhất trên địa bàn. Trải qua quá trình định cư lâu dài trên mảnh đất Tây Bắc, đồng bào dân tộc Thái ở Điện Biên đã tạo dựng cho mình một nền văn hóa đặc sắc, riêng biệt.

Phát huy giá trị di sản văn hóa

Điện Biên là nơi sinh sống của 19 dân tộc. Mỗi dân tộc có những nét riêng về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa… tạo thành bức tranh đa sắc màu văn hóa, đưa Điện Biên trở thành địa phương có hệ thống di sản văn hóa phong phú, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Do đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đặt mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc… để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đưa Điện Biên thành tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

Nghệ nhân - người níu giữ hồn văn hóa của dân tộc

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nghệ nhân có vai trò quan trọng, đóng góp không nhỏ trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, bằng uy tín, tinh thần trách nhiệm của mình, các nghệ nhân đã và đang phát huy vai trò đầu tàu, gương mẫu, là 'linh hồn' của cộng đồng, dẫn dắt dân cư gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Hấp dẫn chung kết giải đua ngựa thồ trên miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Sáng ngày 10/6, tại SVĐ trung tâm thị trấn du lịch cao nguyên trắng Bắc Hà, H.Bắc Hà (Lào Cai) đã diễn ra vòng chung kết Giải đua ngựa truyền thống

'Vó ngựa cao nguyên' sẵn sàng cuộc đua

'Đến thời điểm này, các công việc chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng chào đón du khách'. Đó là khẳng định của ông Bùi Văn Vinh, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bắc Hà về Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 16 sẽ diễn ra vòng loại vào ngày 3/6.

Góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa các dân tộc

ĐBP - Ông Lý A Lệnh ở bản Chan 2, xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng được biết đến là một trong những nghệ nhân ưu tú đa tài. Không chỉ đam mê, am hiểu khèn Mông, ông còn là người thành thục diễn xướng sáo Mông, đàn môi và chế tác khèn nổi tiếng ở vùng vùng Mường Ảng. Nhiều năm qua, ông đã có những đóng góp tích cực trong việc giữ gìn, bảo tồn nhạc cụ quý này bằng cách chế tác, biểu diễn, nhất là truyền dạy cho thế hệ trẻ.

Những người níu giữ hồn văn hóa

ĐBP - TX. Mường Lay - phố thị nơi cuối trời Tây Bắc, đẹp, bình yên, cuốn hút say đắm lòng người. Nơi đây, đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Thái vẫn còn giữ được những nét truyền thống của cha ông như: Hát then, làm đàn tính. Góp phần quan trọng giữ gìn giá trị văn hóa quý báu này là những nghệ nhân ngày đêm miệt mài truyền dạy cho thế hệ trẻ.

Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc Thái ở Mường Lay

Ngoài Xòe Thái cổ, hát Then cũng là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vẫn đang tồn tại ở thị xã Mường Lay.

Ấn tượng lễ hội đa sắc màu

ĐBP - Diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 31/12/2022 - 2/1/2023, Lễ hội Đua thuyền đuôi én lần thứ VIII, năm 2023 tại TX. Mường Lay đã thành công tốt đẹp. Đặc biệt, với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được tổ chức đan xen, du khách và nhân dân đã được trải nghiệm nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc nơi đây. Đó cũng là những hình ảnh đẹp, mang lại ấn tượng khó quên để khởi đầu một năm mới với khí thế mới.

Gìn giữ điệu Then Thái ở Mường Lay

ĐBP - Chúng tôi đến bản Na Nát, phường Na Lay, TX. Mường Lay, những ngày đầu xuân mới Nhâm Dần. Không quá khó để tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Vàng Văn Thức, người đã có 30 năm thực hành, truyền dạy loại hình nghệ thuật hát then của dân tộc Thái. Người dân trong vùng gọi ông là 'cây đại thụ' gìn giữ linh hồn dân tộc Thái ở Mường Lay.

Ðể nghệ nhân thực sự trở thành 'báu vật sống'

ĐBP - Nghệ nhân là những người nắm giữ những giá trị tinh hoa văn hóa, nghệ thuật, ngành nghề thủ công truyền thống. Nghệ nhân cũng là đối tượng được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO) trân trọng coi là những 'báu vật sống'. Tuy nhiên, để các nghệ nhân thực sự phát huy, lan tỏa được các giá trị mà họ đang nắm giữ thì còn nhiều việc phải bàn...

Cần có nhiều 'con nuôi' để kế thừa di sản

ĐBP - Nghệ thuật Then của người Thái trắng ở Ðiện Biên cùng với việc thực hành Then của các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh tại danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12/2019. Cùng với đó, Lễ Kin Pang Then của người Thái tại bản Na Nát, phường Na Lay (TX. Mường Lay) cũng đã được công nhận là 1 trong 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại tỉnh Ðiện Biên. Tuy vậy, để bảo tồn và phát huy giá trị những di sản trong đời sống cộng đồng hiện nay đang thiếu những người 'con nuôi' để nối nghiệp. Ðó là những người có khả năng thực hành nghi lễ Then và có đủ 'căn duyên' để thầy Then tổ chức 'lễ bắc cầu' truyền nghề Then cho họ trong 'lễ then cấp sắc'!

Đặc sắc nghệ thuật Then của cộng đồng dân tộc Thái trắng - Điện Biên

'Then' là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người Tày, Nùng, Thái trắng ở miền núi phía Bắc Việt Nam.

Độc đáo mái nhà sàn lợp bằng đá của người Thái trắng ở thị xã Mường Lay

Theo ông Vàng Văn Thức, bản Na Nát, phường Na Lay, thị xã Mường Lay, nguồn gốc của việc sử dụng đá lợp mái nhà sàn của người Thái trắng ở Mường Lay có từ thời vua Thái, Đèo Văn Long.

Độc đáo nhà sàn lợp bằng đá ở Mường Lay

Mường Lay (tỉnh Điện Biên) là thị xã có diện tích nhỏ nhất nước với địa giới hành chính gồm 2 phường và 1 xã, nằm gọn trong một thung lũng hẹp, dài, nơi ngã ba giao cắt của sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay. Nơi đây là địa bàn sinh sống của 9 cộng đồng dân tộc, là thủ phủ, trung tâm văn hóa của người Thái trắng Điện Biên.

Khai mạc Giải Đua ngựa 'Vó ngựa trên mây'

Ngày 21/6, tại Khu du lịch Cáp treo Fansipan Legend Sa Pa đã khai mạc Giải Đua ngựa Fansipan lần thứ I với chủ đề 'Vó ngựa trên mây' 2019.