'Khắc tinh' của tội phạm ma túy ở Nậm Pồ

Khi đợt không khí lạnh tăng cường bắt đầu tràn xuống đại ngàn Tây Bắc vào những ngày cuối năm, cũng đúng thời điểm tổ công tác do Thượng úy QNCN Nguyễn Văn Võ, nhân viên phòng, chống ma túy và tội phạm (PCMTTP), Đội PCMTTP, Đồn Biên phòng Na Cô Sa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên, phụ trách bước vào giai đoạn cao điểm của hoạt động bám nắm địa bàn, theo dõi dấu vết tội phạm ma túy, sẵn sàng cùng đồng đội trấn áp, triệt xóa khi thời cơ chín muồi.

Nông dân Nậm Pồ nỗ lực nâng tầm giá trị nông sản

Với tiềm năng, lợi thế về phát triển nông nghiệp, cùng chính sách phát triển phù hợp, Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) đang từng bước giúp nông dân huyện Nậm Pồ nâng cao giá trị nông sản của địa phương.

Trên đỉnh Ngải Thầu

Nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, Ngải Thầu không phải là dãy núi lớn nhất ở huyện biên giới Nậm Pồ. Song nhìn trên bản đồ đây lại là điểm nhô ra xa nhất trên đường biên giới tiếp giáp nước bạn Lào của huyện. Với vị trí 'đắc địa' như vậy nên mặc dù không thuận lợi về giao thông song vài năm gần đây, Ngải Thầu đang là điểm đến hấp dẫn 'hút' khách thập phương ngược thăm biên giới.

Bài 4: Tạo lập 'vành đai biên giới' sạch ma túy

Ðến nay, toàn tỉnh đã có 8/29 xã biên giới sạch và cơ bản sạch ma túy. Ðể từng bước tạo lập 'vành đai biên giới', vùng an toàn không ma túy, góp phần xây dựng huyện biên giới sạch về ma túy, Công an tỉnh tiếp tục lựa chọn và nhân rộng mô hình ra các xã biên giới.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Ðội ngũ người có uy tín giữ vai trò quan trọng và có sức ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Không chỉ là 'cầu nối' đưa chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân, người có uy tín còn tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc; tham gia xây dựng nông thôn mới, xóa bỏ hủ tục…

Xây dựng 'hành lang' cho cây quế phát triển bền vững

Những năm gần đây, quế là loại cây được nhiều nông dân trong tỉnh nói chung, huyện Nậm Pồ nói riêng lựa chọn trồng. Tuy nhiên, việc 'ồ ạt' mở rộng diện tích trồng quế sẽ khiến người dân đứng trước nguy cơ gặp nhiều rủi ro. Ðể loại cây trồng nhiều tiềm năng này phát triển bền vững, thời gian qua huyện Nậm Pồ đã tích cực vào cuộc để xây dựng một 'hành lang' với mục tiêu đưa quế trở thành cây trồng chủ lực trong xóa đói giảm nghèo.

Lan tỏa phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Những năm qua, phong trào 'Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững' được Hội Nông dân (HND) các cấp trên địa bàn huyện Nậm Pồ chú trọng triển khai sâu rộng. Từ đó, tạo sức lan tỏa rộng rãi, góp phần cổ vũ, động viên tinh thần, ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng trong hội viên, nông dân.

Cầu nối đưa thông tin đến với người dân

ĐBP - Chúng tôi đến bản Sam Lang, xã Nà Hỳ (huyện Nậm Pồ) trong một buổi tối giao lưu văn nghệ, tuyên truyền, vận động người dân trong độ tuổi lao động tham gia học nghề và làm việc tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam. Thấy rõ sự quan tâm, hào hứng theo dõi của người dân từ thanh niên đến người già, mới hiểu vai trò, ý nghĩa quan trọng của Ðội tuyên truyền lưu động.

Việc làm ngoại tỉnh - lựa chọn phù hợp cho người lao động vùng cao

ĐBP- Trong năm 2019 và 9 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh có hơn 2.800 người tham gia sơ tuyển lao động cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh. Trong đó trúng tuyển và đi làm là gần 2.600 người. Ðây là con số không nhỏ đối với địa bàn miền núi, đồng bào dân tộc có tâm lý ngại xa nhà như tỉnh ta. Nhờ các hoạt động kết nối tuyển dụng, đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu việc làm mà nhiều người dân vùng cao đã 'ra khỏi bản làng', tìm được công việc phù hợp, ổn định với thu nhập khá, giúp gia đình thoát nghèo, ấm no, đủ đầy.

Phát triển kinh tế từ những mô hình hiệu quả

ĐBP - Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Nậm Pồ luôn đạt trên 11%/năm, tổng giá trị sản xuất thực tế năm 2020 ước đạt trên 990 tỷ đồng, tăng gần 375 tỷ đồng so với năm 2015; thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt trên 16 triệu đồng/năm... Có được kết quả đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình.

Nậm Pồ quan tâm trợ giúp pháp lý cho người dân

ĐBP - Hoạt động trợ giúp pháp lý có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng yếu thế trong xã hội. Từ đó, giúp người dân biết luật, hiểu luật, nâng cao nhận thức, chấp hành tốt chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

BĐBP Điện Biên bàn giao 48 nhà tình nghĩa tại huyện Nậm Pồ

Ngày 18-8, tại xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, Bộ Chỉ huy BĐBP Điện Biên tổ chức bàn giao, đưa vào sử dụng nhà tình nghĩa cho 48 hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn.

Những ngôi nhà thắm tình quân dân

ĐBP - 'Với sự ủng hộ nhiệt tình, hăng hái góp công sức của người dân tham gia cùng cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh, lần lượt những ngôi nhà 3 cứng được hoàn thành! Ðó thực sự là những công trình của tình quân dân' - Trung tá Ðỗ Xuân Dũng, Trưởng ban Vận động quần chúng (BÐBP tỉnh) chia sẻ khi nói về việc giúp người dân nghèo huyện Nậm Pồ làm nhà ở.

Vì nhân dân phục vụ

ĐBP - Không chỉ quyết liệt đấu tranh với các loại tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân, thời gian qua cán bộ chiến sĩ lực lượng cảnh sát (Công an tỉnh) không quản ngại gian khó, đến những địa bàn vùng cao, biên giới giúp dân lao động sản xuất, khắc phục hậu quả thiên tai.

'Cây đại thụ' ở Ngải Thầu

ĐBP - Chúng tôi về bản Nà Bủng 2, xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ trong những ngày cả nước chung tay phòng chống Covid-19. Tại địa bàn biên giới Nậm Pồ việc này cũng sục sôi không kém. Trong chuyến công tác ấy, cùng với những chiến sĩ bộ đội biên phòng, chúng tôi gặp một nhân vật đặc biệt - Mùa Chờ Thào. Ðặc biệt vì, ông được người dân nơi đây và cả những cán bộ chiến sĩ biên phòng ví như 'cây đại thụ' trên đỉnh Ngải Thầu - đỉnh núi như bức thành vững chãi bao bọc xã Nà Bủng.

Quan trọng là người dân phải thay đổi tư duy

ĐBP - Hiện nay, toàn huyện Nậm Pồ có khoảng 27.000 người trong độ tuổi lao động, trong đó chủ yếu là lao động phổ thông; thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm chậm. Sắp xếp lại lao động, giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế đang là 'bài toán' khó đối với huyện Nậm Pồ.

Quan trọng nhất là sức khỏe của học sinh

ĐBP - Chủ động phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (Covid-19); huyện Nậm Pồ đã chủ động nhiều giải pháp bảo vệ sức khỏe người dân, hạn chế tối đa các nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt là với trẻ em. Do vậy, dù là một trong những địa phương có nhiều công dân đi làm ăn, học tập, công tác và thăm thân ở nước ngoài trở về nhưng đến nay trên địa bàn huyện Nậm Pồ chưa phát hiện trường hợp nào dương tính với Covid-19.

Hiệu quả xã hội hóa giáo dục ở Nậm Pồ

ĐBP - Những năm qua, Phòng Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) huyện Nậm Pồ đã tích cực kêu gọi xã hội hóa xây dựng trường, lớp, nhà bán trú khang trang cho học sinh. Kết quả sau 5 năm, số trường đạt chuẩn quốc gia của huyện Nậm Pồ tăng vượt bậc. Nậm Pồ trở thành địa phương điển hình của tỉnh Ðiện Biên trong kêu gọi xã hội hóa đầu tư cho sự nghiệp 'trồng người'...

Tuyên truyền có là giải pháp duy nhất?

ĐBP - Mấy năm gần đây, tình trạng trẻ dưới 5 tuổi tử vong trên địa bàn toàn tỉnh đã và đang trở nên đáng báo động. Trong khi đó, các giải pháp được cơ quan chức năng, chính quyền địa phương triển khai mới chỉ dừng lại ở công tác tuyên truyền song chưa mang lại hiệu quả; nhận thức, hành vi của người dân vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng xa...

Khó khăn trong đào tạo nghề xây dựng ở Nậm Pồ

ĐBP - Từ nhiều năm nay, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được huyện Nậm Pồ quan tâm, chú trọng. Từ năm 2015 đến hết năm 2018, Trung tâm Dạy nghề huyện đã tổ chức đào tạo và mở các lớp liên kết đào tạo cho gần 1.300 học viên. Ngành nghề đào tạo chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp. Từ thực tế phát triển của xã hội, việc chuyển đổi ngành nghề cho lao động nông thôn là cần thiết và trở thành xu thế tất yếu. Trong đó, nghề xây dựng hiện nay đang rất được quan tâm vì không những đem lại thu nhập ổn định mà còn góp phần thiết thực đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Nậm Pồ chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm

ĐBP - Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ, tính đến ngày 31/8 trên địa bàn huyện đã có 196 ca mắc sởi, 225 ca thủy đậu, 1.050 ca mắc tiêu chảy và 472 ca mắc cúm. Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp nên dịch bệnh được ngăn chặn kịp thời, không lây lan trên diện rộng, không xảy ra thiệt hại về người.

Ða dịch vụ để phát huy hiệu quả

ĐBP - Ðược thành lập từ năm 1998, trải qua hơn 20 năm hoạt động với từng giai đoạn thăng trầm khác nhau nhưng đến nay có thể khẳng định mô hình điểm Bưu điện - văn hóa xã (BÐ - VHX) đã góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân ở nông thôn.

Vẫn là nỗi đau người trong cuộc

ĐBP - Vài năm trở lại đây, tại huyện nghèo Nậm Pồ tình trạng trẻ dưới 5 tuổi tử vong đã trở nên đáng báo động. Trong khi đó, các giải pháp được chính quyền địa phương và ngành chức năng triển khai chưa mang lại hiệu quả; nhận thức, hành vi của người dân còn nhiều hạn chế... Dù nguyên nhân gốc rễ từ đâu và trách nhiệm thuộc về ai đi chăng nữa thì đến cuối cùng, thiệt thòi, đau đớn nhất vẫn những người trong cuộc...