Hàng tỷ USD tăng thêm từ thuế tối thiểu toàn cầu, nhưng nước Mỹ đang bỏ lỡ

Các doanh nghiệp của Mỹ phải đối mặt với mức thuế cao hơn từ thỏa thuận thuế tối thiểu toàn cầu được ký kết vào năm 2021. Các công ty sẽ bắt đầu trả thuế cao hơn ở nước ngoài từ năm 2024 và vào năm sau, thỏa thuận sẽ khiến các công ty Mỹ mất tiền giảm thuế trong nước. Vào năm 2026, thuế của Mỹ đối với thu nhập nước ngoài của các công ty sẽ tăng lên do các điều khoản bị trì hoãn từ lâu của luật thuế năm 2017.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn lực để sẵn sàng cho việc tuân thủ thuế tối thiểu toàn cầu

Các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu cần sớm triển khai, nghiên cứu quy định và chuẩn bị cho việc tuân thủ, cũng như hoạch định các chính sách tối ưu có thể.

Cần khẩn trương sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An). Mục tiêu của việc ban hành Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu là xử lý nhu cầu chính sách cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuộc diện điều chỉnh bởi các quy định OECD về thuế tối thiểu toàn cầu. Do đó, cần có quy định về mặt pháp lý để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện được nghĩa vụ thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam.

Giải quyết hài hòa lợi ích giữa thu thuế tối thiểu toàn cầu với bảo đảm ưu đãi đầu tư

Tham gia thảo luận tại tổ 3 với dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu sáng nay, 10.11, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương cho rằng, dự thảo Nghị quyết cần chú trọng giải quyết vấn đề giữa thu thuế tối thiểu toàn cầu với bảo đảm ưu đãi đầu tư, bảo đảm môi trường đầu tư và hệ thống pháp lý ổn định.

Sớm ban hành Nghị quyết thể hiện rõ quyết tâm trong thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu từ 1.1.2024

Việc sớm ban hành Nghị quyết của Quốc hội về nội dung này sẽ thể hiện rõ quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu từ 1.1.2024, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư về môi trường pháp lý tại Việt Nam. Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị, Chính phủ cần quan tâm chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai các nội dung này để bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện Nghị quyết.

Thuế tối thiểu toàn cầu: Áp dụng quy định thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn

Công ty thành viên hoặc tập hợp các công ty thành viên của tập đoàn đa quốc gia có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam có doanh thu tương đương 750 triệu EUR trở lên phải áp dụng quy định thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn để phù hợp quy định thuế tối thiểu toàn cầu.

THẢO LUẬN TỔ 04 VỀ VIỆC ÁP DỤNG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP BỔ SUNG THEO QUY ĐỊNH CHỐNG XÓI MÒN CƠ SỞ THUẾ TOÀN CẦU

Sáng 10/11, theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, thảo luận tại Tổ về dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, các đại biểu nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết này, đồng thời cho rằng cần tính toán đến các chính sách để bảo đảm lợi thế cạnh trạnh, thu hút đầu tư của nước ta, bảo đảm đồng bộ thống nhất của pháp luật về thuế.

Thuế tối thiểu toàn cầu – Những tác động và giải pháp cho Việt Nam

Chính sách thuế tối thiểu toàn cầu là một trong hai trụ cột chính của Chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và đã được 142 quốc gia đồng thuận, trong đó có Việt Nam.

Thất thu hơn 14.000 tỉ nếu không đánh thuế tối thiểu toàn cầu

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết Việt Nam ủng hộ áp dụng quy định thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024.

Áp dụng các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu giúp giảm trốn thuế, chuyển giá

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, việc áp dụng các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu mang lại cho Việt Nam cơ hội tăng thu ngân sách từ phần thu thuế bổ sung; giảm trốn thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận.

Bảo đảm giữ quyền đánh thuế của Việt Nam

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Việt Nam cần khẳng định áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.

Nội hàm của thuế tối thiểu toàn cầu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng, sự phát triển của công nghệ thông tin đang làm thay đổi các mô hình kinh doanh truyền thống. Nhiều loại hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin ra đời, đem lại những giá trị và tiện ích mới cho khách hàng, đồng thời cũng yêu cầu các cơ quan hành chính cần phải thay đổi các biện pháp quản lý phù hợp, đặc biệt là các chính sách và quy trình quản lý thu thuế.

Thuế tối thiểu toàn cầu giảm tình trạng chuyển giá, chuyển lợi nhuận

Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) Lưu Đức Huy cho rằng, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tạo một bằng chung về thuế tại tất cả các quốc gia, từ đó tránh việc cạnh tranh về thuế giữa các nước hiện nay và giảm thiểu tình trạng chuyển giá, chuyển lợi nhuận, giữ vững nguồn thu thuế.

Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Cơ hội, thách thức và giải pháp chính sách cho Việt Nam

Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu là một trong những nội dung chính trong chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng, dự kiến áp dụng từ ngày 01/1/2024 với 142 quốc gia đồng thuận tham gia. Bài viết mô tả nội dung của quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu, từ đó phân tích cơ hội và thách thức của nước ta khi tham gia quy tắ thuế tối thiểu toàn cầu, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm thích ứng với việc tham gia quy tắc trên.