Xây dựng nông thôn mới ở xã vùng biên Tam Chung

Xã Tam Chung (Mường Lát) từng được biết đến là 'điểm nóng' về ma túy. Địa hình chủ yếu là đồi, núi dốc, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, xuất phát điểm của xã Tam Chung rất thấp. Do đó, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Tam Chung xác định mục tiêu, lấy xây dựng các bản NTM làm tiền đề để xây dựng các tiêu chí của xã NTM.

Thanh Hóa: Ra mắt mô hình 'Vườn rau xanh, nhà sạch đẹp, bếp ngăn nắp, chuồng xa nhà' và trao hỗ trợ kinh phí xây nhà 'Mái ấm tình thương' cho gia đình hội viên phụ nữ nghèo

Ngày 15/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Đồn Biên phòng Tam Chung (BĐBP Thanh Hóa), UBND xã Tam Chung, Hội LHPN huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa) tổ chức ra mắt mô hình 'Vườn rau xanh, nhà sạch đẹp, bếp ngăn nắp, chuồng xa nhà' tại các bản có đồng bào dân tộc Mông sinh sống của 2 xã Tam Chung và Mường Lý, huyện Mường Lát.

Người đàn ông H'Mông thoát nghèo nhờ bắt 'đá nở hoa'

Táo bạo vay vốn ngân hàng mua hàng trăm cây ăn quả về trồng, ông Sùng A Thào (Mường Lát, Thanh Hóa) đã đổi vận, thoát nghèo.

Chuyện ở Suối Lóng

Đồng bào Mông ở Suối Lóng, xã Tam Chung (Mường Lát) dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng đã biết thay đổi tư duy, nhận thức, tập trung phát triển kinh tế, cùng nhau xây dựng nếp sống văn hóa.

Ngày hội Biên phòng toàn dân tại xã biên giới Tam Chung

Chào mừng kỷ niệm 35 năm ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024) và 65 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (BĐBP) (3-3-1959 - 3-3-2024), chiều 23/2 xã Tam Chung (Mường Lát) phối hợp với Đồn Biên phòng Tam Chung đã tổ chức chương trình 'Ngày hội Biên phòng toàn dân' năm 2024. Đây cũng là địa phương tổ chức điểm ngày hội.

Dưới 'mái ấm' của Bộ Công an

Từ chủ trương lớn của Bộ Công an, cuối năm 2021, 600 hộ dân nghèo ở huyện miền núi rẻo cao Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã được hỗ trợ xây dựng mỗi hộ một nhà ở kiên cố bằng kết cấu khung sắt, lợp mái tôn. Đến nay, sau nhiều năm sử dụng, những mái ấm của Bộ Công an đang phát huy hiệu quả, đảm bảo nơi ăn, chốn ở cho các hộ gia đình nghèo. Nhiều người nói rằng, nếu không có sự hỗ trợ của Bộ Công an thì chưa biết đến khi nào họ mới đủ tiền làm được ngôi nhà riêng.

Xuân mới trên những bản người Mông huyện Mường Lát

Trong cái rét ngọt những ngày cuối năm, có dịp lên các bản đồng bào Mông ở huyện Mường Lát, chúng tôi cảm nhận rõ sự thay đổi ở vùng đất này, nhiều tuyến đường giao thông đã được nhựa hóa vắt qua những ngọn đồi được phủ xanh các loại cây lâm nghiệp, sắn, ngô, xen lẫn sắc màu tinh khôi của hoa đào, hoa mận. Khi những túm ngô gác kín mái bếp, thóc đầy bồ cũng là lúc đồng bào dân tộc Mông ở Mường Lát chuẩn bị đón cái tết trong niềm vui.

Những ngôi nhà đại đoàn kết nơi vùng cao Mường Lát

Những năm qua, nhiều hộ gia đình nghèo ở huyện Mường Lát đã được ở trong những ngôi nhà đại đoàn kết (ĐĐK) khang trang, sạch đẹp. Niềm vui lớn ấy có được là nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự đóng góp của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cộng đồng xã hội.

Phát triển kinh tế vùng đồng bào Mông Mường Lát

Trước đây, đồng bào dân tộc Mông hầu hết chỉ dựa vào đồi núi, thu nhập chính từ việc làm nương rẫy, trồng rừng, thì nay đã dần thay đổi phương thức trong sản xuất, năng suất cây trồng, vật nuôi dần tăng lên, từ đó góp phần ổn định đời sống.

Bí quyết người dân 'đổi đời' sau trận lũ lịch sử, lãi trăm triệu

Trận lũ lịch sử năm 2018 khiến bản Poọng, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) tan hoang, hoa màu bị tàn phá. Tuy vậy, nhờ nuôi bò sinh sản, đời sống người dân nay đã 'thay da đổi thịt'.

Mường Lát chủ động ứng phó với thiên tai

Nhìn lại năm 2022, trên địa bàn huyện Mường Lát thời tiết diễn biến phức tạp, nhiều trận mưa to kèm theo gió lốc gây sạt lở đất, lũ lụt... ước tính tổng thiệt hại do thiên tai gây ra khoảng 5 tỷ 375 triệu đồng. Năm 2023 xảy ra rét đậm, rét hại làm chết nhiều gia súc. Đặc biệt, ngày 25-3 xảy ra mưa đá tại khu vực thị trấn và các xã: Tam Chung, Mường Lý, Pù Nhi, Nhi Sơn. Ngày 7-5 xảy ra trận lốc xoáy kéo dài hơn 1 giờ làm sập 1 ngôi nhà, 44 nhà bị tốc mái.

Những hạt nhân đoàn kết nơi bản làng vùng cao

Những năm gần đây, trong các hoạt động ở cộng đồng dân cư, các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín ở huyện vùng cao Mường Lát thường xuyên nêu cao vai trò gương mẫu, tích cực tuyên truyền, vận động người thân, con cháu và người dân nơi cư trú thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

Dạy nghề đúng và trúng - khơi dậy khát vọng thoát nghèo trong mỗi người dân

Xoay quanh câu chuyện đào tạo, dạy nghề cho người dân ở khu vực miền núi nói chung, đồng bào vùng dân tộc thiểu số nói riêng thực sự đạt hiệu quả, góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm nghèo bền vững, phóng viên (PV) Báo Thanh Hóa cuối tuần đã trao đổi với các ông, bà: Trịnh Thị Minh Hường, Trưởng Phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Hoàng Thị Thoa, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa; Hà Văn Thìn, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Chung (Mường Lát).

Tìm sinh kế để giảm nghèo ở Mường Lát

Xã Tam Chung (Mường Lát) được biết đến là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông và Thái. Do địa hình núi đá dốc, khô cằn, để mưu sinh người dân Tam Chung bao năm vẫn chỉ quen với việc trồng ngô, sắn, song hiệu quả kinh tế không cao, sau thời gian canh tác đất bị xói mòn, bạc màu. Bởi vậy mà cái nghèo cứ bủa vây lấy người dân nơi đây.

Độc đáo những ngôi nhà trình tường của đồng bào Mông

Đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa hiện đang sinh sống tại 44 bản thuộc 10 xã của 3 huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, với gần 19.000 nhân khẩu. Trong đó, Mường Lát có 39 bản có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống với tổng số hơn 3.000 hộ, chiếm hơn 40% dân số toàn huyện. Đặc sắc và làm nên nét riêng của đồng bào dân tộc Mông chính là nhà ở, trong đó phải nhắc đến những ngôi nhà trình tường.

Suối Phái mong mỏi nước sạch

Đã nhiều năm nay, nhiều hộ dân ở bản biên giới Suối Phái, xã Tam Chung (Mường Lát) vẫn phải dùng nước khe, nước suối để sinh hoạt, dẫu vậy lượng nước không đủ dùng và không đảm bảo vệ sinh. Từ bao đời nay, nước vẫn luôn là bài toán chưa có lời giải đối với người dân nơi đây.

Tăng cường phòng, chống ma túy vùng biên giới

Thời gian qua Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thanh Hóa đã chủ động triển khai nhiều kế hoạch cao điểm, phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tăng cường kiểm soát biên giới, cửa khẩu, quyết tâm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn quản lý. Qua đó, góp phần bảo đảm tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn biên giới của tỉnh.

Đổi thay ở Pom Khuông

Trong những năm qua, kinh tế của đồng bào dân tộc Mông ở bản Pom Khuông, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) chủ yếu dựa vào làm nương, trồng rừng. Chính vì vậy đời sống của đồng bào gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhờ thay đổi cách làm ăn nhiều gia đình đã trở nên khấm khá.