Ngày hội Biên phòng toàn dân tạo sức lan tỏa lớn trong nhân dân cả nước

Tháng 3 hàng năm, trên khắp các tuyến biên giới, cán bộ, chiến sĩ BĐBP và đồng bào các dân tộc nô nức tham gia Ngày Biên phòng toàn dân. Hoạt động Ngày Biên phòng toàn dân đã trở thành ngày hội của tình quân dân, tạo sức lan tỏa lớn hướng về biên giới, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng nền Biên phòng toàn dân vững mạnh; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Chuyện về 2 nữ thủ lĩnh trên buôn làng Tây Nguyên

Y Hlạng và Y Pan là 2 người phụ nữ quyền uy của buôn làng. Một người phấn đấu theo 'con chữ', để về 'gieo chữ' cho buôn làng và làm 'nữ già làng', đảng viên uy tín. Người còn lại làm 'thủ lĩnh' trồng sâm và phát huy nghề dệt thổ cẩm.

Giữ nhịp chiêng Tha

Với người Brâu ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi), chiêng Tha là biểu tượng thông linh giữa thế giới phàm tục của con người với thế giới các vị thần, và là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Bởi vậy khi có lễ trọng trong làng, người Brâu mới tổ chức 'mời Tha nói' (Tha pơi) để cầu mong các thần linh che chở, bảo trợ cho gia đình có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Nhịp cầu gắn kết tình đoàn kết, hữu nghị giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia

Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ nhất (gọi tắt là Chương trình giao lưu) với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Quốc phòng cùng các bộ, ngành của ba nước. Đây là hoạt động góp phần gắn kết tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân và các lực lượng bảo vệ biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

Kon Tum: Thanh niên vận chuyển thuê gần 1kg ma túy để lấy 10 triệu tiền công

Để nhận 10 triệu đồng tiền công, Hòa đã nhận lời vận chuyển thuê gần 1kg ma túy và bị tuyên phạt mức án chung thân.

Nữ già làng đầu tiên của người Brâu

Xưa nay, với cộng đồng người dân tộc ở Tây Nguyên phụ nữ đứng vai già làng rất hi hữu.

VKSND huyện Ngọc Hồi phát hiện nhiều vi phạm về công tác thi hành án hình sự tại các xã

Qua công tác kiểm sát trực tiếp, đoàn kiểm sát của VKSND huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) đã phát hiện nhiều vi phạm trong công tác thi hành án hình sự tại một số xã trên địa bàn.

Hiệu quả từ chính sách phù hợp với thực tiễn

Tỉnh Kon Tum hiện có hai dân tộc thiểu số (DTTS) rất ít người là Rơ Măm và Brâu. Những năm qua, nhờ triển khai đồng bộ Quyết định 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) các DTTS rất ít người giai đoạn 2016-2025, đời sống của đồng bào dân tộc Rơ Măm và Brâu từng bước được nâng cao, số hộ nghèo dần giảm xuống, qua đó, góp phần xây dựng thôn, làng ngày càng phát triển.

Án tử hình cho đối tượng vận chuyển số lượng lớn ma túy qua biên giới

Ngày 10-12-2020, tại xã biên giới Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử lưu động đối tượng Hà Văn Ân (sinh năm 1985), quê quán xã Kỳ Tân, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, chỗ ở hiện nay thôn Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, phạm tội vận chuyển ma túy qua biên giới. Đây là vụ án vận chuyển ma túy qua biên giới có số lượng lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Kon Tum do BĐBP đấu tranh triệt phá.

Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số rất ít người

Tại tỉnh Kon Tum hiện có hai dân tộc thiểu số rất ít người là Rơ Măm và Brâu. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương trong đó có Quyết định 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đời sống của hai dân tộc thiểu số này từng bước được nâng cao, số hộ nghèo dần giảm xuống, qua đó góp phần xây dựng thôn, làng ngày càng phát triển.