Chuyện bảo tồn nghề truyền thống ở vùng cao

Trước nguy cơ thất truyền nghề đan lát truyền thống của đồng bào dân tộc K' ho tại xã La Dạ, các lớp truyền dạy đã được mở ra trong năm 2024 là một cách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số...

Trao giấy chứng nhận cho học viên học nghề đan lát truyền thống

Sáng 25/4, Bảo tàng tỉnh tổ chức bế mạc lớp truyền dạy kỹ thuật đan lát truyền thống của dân tộc K'ho xã La Dạ (Hàm Thuận Bắc).

Khai mạc lớp truyền dạy kỹ thuật đan lát truyền thống

Bảo tàng tỉnh vừa tổ chức khai mạc lớp truyền dạy kỹ thuật đan lát truyền thống của người K'ho xã La Dạ (Hàm Thuận Bắc). Đây là nội dung nằm trong Dự án 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch' thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Đồng bào dân tộc xã vùng cao La Dạ được mùa điều

Thời điểm này, vụ điều năm 2024 ở xã vùng cao La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ. So với năm ngoái, cây điều năm nay cho năng suất ổn định, giá thu mua hạt điều tăng, đồng bào địa phương rất phấn khởi.

Khi người dân tộc thiểu số hiến 'đất vàng' làm đường

Ở thời điểm 'tấc đất, tấc vàng' như hiện nay, việc vận động người dân tham gia hiến đất làm đường và các công trình công cộng không mấy dễ dàng. Thế nhưng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) miền núi La Dạ, Hàm Thuận Bắc, có hộ không ngần ngại hiến đất. Với họ, mỗi mét đất cho đi là làm một việc ý nghĩa cho cả cộng đồng.

Vùng cao 'hiếm' chợ

Chợ, nơi trao đổi hàng hóa là một trong những tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nhưng ở các xã vùng cao rất 'hiếm' chợ.

La Dạ: Quản lý đất đai dần đi vào nề nếp

Xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc từng là điểm nóng về quản lý đất đai, nhưng đến nay đã ổn định, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cấp, ngành.

Thu hồi đất của các hộ dân để giao cho xã quản lý

Một số hộ dân ở xã La Dạ, Hàm Thuận Bắc đã kiến nghị các ngành chức năng huyện sớm có biện pháp thu hồi đất của 4 hộ dân (ông Phong, ông Tỉnh, ông Đức, bà Thủy) giao cho UBND xã La Dạ quản lý, vì UBND huyện đã ra quyết định thu hồi đất của các hộ dân do vi phạm Luật Đất đai, nhưng từ năm 2019 đến nay vẫn chưa thực hiện.

Hàm Thuận Bắc: Bắp lai được mùa, được giá nhưng lãi không cao

Bắp lai là một trong những cây trồng chủ lực tại xã vùng cao La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc. Vụ bắp năm nay, nhờ đưa giống kháng sâu vào sản xuất, kết hợp áp dụng tiến bộ KHKT vào thâm canh, phần lớn diện tích bắp lai ở địa phương cho năng suất khá.

Đi hái 'lộc trời'

Khoảng 2 tuần gần đây, nhiều người dân ở các xã vùng cao của huyện Hàm Thuận Bắc lại rủ nhau vào rừng hái nấm linh chi. Trung bình mỗi chuyến đi 'săn' nấm kéo dài từ 2 - 3 ngày, nếu may mắn họ có thể kiếm được vài triệu đồng. Bà con vùng cao ví nấm linh chi là 'lộc trời' ban tặng để có tiền trang trải thêm cho cuộc sống.

Siết quản lý, ngăn hệ lụy 'đất 04' bị đầu cơ

Thời gian qua, tình trạng 'sốt đất' len lỏi khắp nơi đã khiến hàng trăm hécta đất cấp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) theo Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy Bình Thuận (gọi tắt là đất 04) bị mang đi rao bán, chuyển nhượng trái phép, tiềm ẩn nguy cơ thiếu đất sản xuất, dẫn đến nguy cơ tái nghèo, tiếp tục phá rừng làm rẫy.

'Đất 04' đang bị đầu cơ: Hàm Thuận Bắc chỉ đạo xử lý nghiêm nạn buôn bán, sang nhượng đất trái phép ở La Dạ

Sau loạt bài: 'Đất 04' đang bị đầu cơ', đăng trên Báo Bình Thuận số ra 7033 và 7034 ngày 5 và 6/4, Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc Nguyễn Ngọc Thạch tiếp tục chỉ đạo xử lý nghiêm nạn buôn bán, sang nhượng đất ở La Dạ.

'Đất 04' đang bị đầu cơ

5.048,55 ha đất cấp cho 4.415 hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy, được ví như chiếc cần câu để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, một bộ phận người được cấp đã mang đi bán cho cả giới đầu cơ, do vậy chính quyền cần quản lý chặt chẽ hơn.

Vụ án tráo máy nông cụ: Nguyên Chủ tịch xã La Dạ được hưởng án treo

Liên quan đến 'vụ án tráo máy nông cụ' xảy ra tại xã La Dạ, vừa qua Tòa án nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc đưa vụ án 'Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng' ra xét xử và tuyên phạt bị cáo Huỳnh Thúc Mẫn (nguyên Chủ tịch xã) 18 tháng tù treo, thời gian thử thách 36 tháng. Bị cáo Dương Ngọc Như Hiền (kế toán) được miễn hình phạt.

Viện Kiểm sát nhân dân nói về không truy cứu tội 'lừa dối khách hàng'

Liên quan đến vụ án tráo máy nông cụ xảy ra tại xã La Dạ, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Hàm Thuận Bắc đã đồng ý quan điểm thay đổi tội danh của Công an huyện từ tội 'Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý tài sản gây thất thoát, lãng phí' sang tội 'Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng', và vừa ra cáo trạng truy tố bị can Huỳnh Thúc Mẫn (42 tuổi, nguyên chủ tịch) và Dương Ngọc Như Hiền (37 tuổi, nguyên kế toán) xã La Dạ. Sau khi Báo Bình Thuận phản ánh, cũng có dư luận cho rằng việc không truy cứu trách nhiệm đối với Hồ Minh Thắng, về tội 'lừa dối khách hàng' là không công bằng, bởi ông Thắng đóng vai trò là người hợp đồng cung cấp máy với UBND xã La Dạ dẫn đến vụ việc.

Vụ tráo máy nông cụ tại xã La Dạ: Thay đổi tội danh đối với nguyên chủ tịch và kế toán

Liên quan đến vụ án tráo máy nông cụ cấp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 755 của Thủ tướng Chính phủ, mới đây Công an huyện Hàm Thuận Bắc đã kết luận điều tra lại và thay đổi tội danh đối với bị can Huỳnh Thúc Mẫn (42 tuổi, nguyên chủ tịch) và Dương Ngọc Như Hiền (37 tuổi, nguyên kế toán) xã La Dạ, từ tội danh 'Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý tài sản gây thất thoát, lãng phí' sang đề nghị truy tố tội 'Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng'.

'Trái ngọt' từ Nghị quyết 05

Ở các xã vùng cao, miền núi của Bình Thuận, những 'học sinh 05' ngày ấy, nay đã là lãnh đạo Đảng, lãnh đạo chính quyền, mặt trận, đoàn thể tại địa phương. Họ đang cống hiến hết mình cho việc phát triển dân sinh kinh tế và hôm nay diện mạo nông thôn vùng cao, miền núi đã có nhiều khởi sắc.