Khẩn trương ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi lây lan

Vừa qua, Báo Hòa Bình đăng tải bài viết phản ánh về tình trạng bùng phát, lây lan mạnh của dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) trên địa bàn huyện Đà Bắc. Sau khi tiếp nhận thông tin, ngành chức năng và chính quyền địa phương đã tập trung triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư còn nhiều cái khó

Di dời cơ sở chăn nuôi (CSCN) ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi (KĐPCN) là tất yếu để đảm bảo môi trường, vệ sinh thực phẩm và hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững, phù hợp với quy hoạch chung. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện vẫn còn không ít khó khăn.

Lợn đen Hòa Bình đắt hàng dịp cận Tết Nguyên đán 2024

Dịp cận Tết, thương lái tìm đến các huyện vùng cao ở tỉnh Hòa Bình 'săn lùng' lợn đen bản địa với giá hấp dẫn, phục vụ cho nhu cầu dịp Tết Nguyên đán 2024.

Lợn bản địa đắt hàng dịp Tết

Thời điểm này, thương lái săn lùng mua các loại lợn đặc sản bản địa để phục vụ dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Ghi nhận thực tế, năm nay giá bán lợn bản địa ổn định, đầu ra thuận lợi đã đem lại niềm vui cho người chăn nuôi.

Tuyệt đối không chăn thả gia súc khi thời tiết rét cực đoan

Trên địa bàn tỉnh đang trải qua đợt rét đậm, rét hại khắc nghiệt nhất từ đầu mùa Đông đến nay. Với thời tiết cực đoan, người chăn nuôi cần tuân thủ các biện pháp phòng, chống đói, rét cho vật nuôi, trong đó đặc biệt lưu ý không chăn thả gia súc khi nhiệt độ xuống dưới 120C.

Tích trữ thức ăn, chủ động phòng, chống đói, rét cho vật nuôi

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, vụ đông xuân 2023 - 2024 sẽ có những đợt rét đậm, rét hại kéo dài, nhiệt độ có thể xuống thấp dưới mức trung bình so với hàng năm. Do đó, ngay từ bây giờ, người dân chủ động thực hiện các biện pháp để phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi.

Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Phòng bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Khi thời tiết ấm dần cũng là điều kiện để các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi bùng phát, trong đó có dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động thực hiện các biện pháp để phòng bệnh cho đàn vật nuôi.

Nỗ lực phát triển chăn nuôi bền vững

Cải tạo con giống, làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi quy mô tập trung là những giải pháp ngành chức năng, các địa phương và người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã, đang thực hiện để phát triển chăn nuôi bền vững.

Nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi

Những năm qua, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh, góp phần tăng tỷ trọng và giá trị trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, người chăn nuôi cũng gặp những rủi ro do biến động của thị trường, đặc biệt một số dịch bệnh nguy hiểm vẫn bùng phát. Thế nhưng, công tác phòng, chống dịch bệnh (PCDB) cho vật nuôi còn nhiều bất cập.

Chủ động phòng, chống dịch lở mồm, long móng trên gia súc

Thời điểm cuối năm, khi thời tiết chuyển lạnh là điều kiện dễ bùng phát dịch bệnh lở mồm, long móng (LMLM) trên đàn trâu, bò, lợn. Để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra, ngành chức năng khuyến cáo, người chăn nuôi cần quan tâm thực hiện các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt là tiêm vắc xin cho đàn vật nuôi.

Không chủ quan, lơ là với thời tiết khắc nghiệt trong mùa đông

Miền Bắc được xem là đang trải qua đợt rét nhất cùng thời kỳ trong vòng 40 năm qua. Có nơi rét đậm, nhiệt độ thấp nhất 15-180C, vùng núi 12-150C, vùng núi cao dưới 80C. Dự báo từ giữa tháng 11 trở đi, các tỉnh miền Bắc liên tục đón các đợt không khí lạnh. Đối với tỉnh ta, theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, nhiệt độ trung bình mùa đông năm 2021-2022 có xu hướng thấp hơn so với mùa đông năm 2020-2021. Trong tháng 11, 12, nhiệt độ trên phạm vi toàn tỉnh phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Các tháng 1, 2, 4/2022, nhiệt độ ở ngưỡng thấp hơn từ 0-0,50C so với trung bình nhiều năm. Khả năng trong mùa đông năm nay sẽ có các đợt rét đậm, rét hại xảy ra sớm và kéo dài.

Người chăn nuôi lao đao vì giá lợn tiếp tục giảm sâu

Giá lợn tiếp tục giảm sâu xuống dưới mức 40 nghìn đồng/kg khiến nhiều người chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh bị thua lỗ nặng. Không chỉ giá bán sụt giảm mà việc tiêu thụ cũng gặp khó, người chăn nuôi như ngồi trên đống lửa.

Người chăn nuôi thấp thỏm vì giá lợn 'nhảy múa'

Thấp thỏm, lo âu - đó là tâm trạng chung của nhiều người chăn nuôi trong những tháng gần đây khi giá lợn liên tục biến động. Nhất là sau khi giá lợn hơi về mốc 60 nghìn đồng/kg từ đầu tháng 6 đến nay, giá lợn tiếp tục giảm khiến người chăn nuôi có nguy cơ bị thua lỗ.

Cần quan tâm tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục cho trâu, bò

Viêm da nổi cục (VDNC) là một loại bệnh mới trên trâu, bò, dù mới bùng phát từ cuối năm 2020 nhưng đến nay, bệnh đã lây lan diện rộng, gây thiệt hại không nhỏ cho hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Thế nhưng, nhiều địa phương và hộ chăn nuôi còn chủ quan, chưa quan tâm đến việc tiêm phòng vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò.

Chăn nuôi gặp khó vì giá lợn và cám 'ngược chiều'

Từ đầu năm đến nay, trong khi giá lợn liên tục giảm mạnh thì giá thức ăn chăn nuôi lại không ngừng tăng. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn đối với người chăn nuôi, thậm chí nguy cơ bị thua lỗ nếu hai thông số trên vẫn cứ đi 'ngược chiều' như hiện nay.

Nâng cao ý thức phòng, chống bệnh dại trong mùa hè

Trong 2 năm liên tiếp 2019 – 2020, trên địa bàn tỉnh có trường hợp người tử vong vì bị chó dại cắn. Mùa hè là thời điểm bệnh dại bùng phát mạnh, do đó, cơ quan chuyên môn khuyến cáo, các địa phương và Nhân dân cần quan tâm tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo, cũng như tiêm vắc xin phòng dại kịp thời khi bị động vật nghi dại cắn.

Cần giải pháp nâng cao năng lực hệ thống thú y cơ sở

Năm 2020, tỷ lệ tiêm phòng cho đàn vật nuôi của tỉnh đạt rất thấp, mạng lưới thú y đang lỏng lẻo do nhiều nhân viên thú y bỏ việc sau sáp nhập xã. Cùng với đó là những bất cập sau gần một năm thực hiện sáp nhập ngành chăn nuôi và thú y (CN&TY). Đó là những vấn đề đang tồn tại, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi nếu không có các giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Cuối năm 2020, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò lần đầu tiên bùng phát trên địa bàn thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc). Đến nay, ổ dịch này đã được kiểm soát. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Mai Châu hiện xuất hiện một số con bò nghi mắc bệnh, người chăn nuôi cần chủ động các biện pháp để phòng bệnh.

Tiếp tục nêu cao ý thức phòng, chống đói, rét để bảo vệ đàn vật nuôi

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, đến chiều 13/1, toàn tỉnh đã ghi nhận có 13 con trâu, bò bị chết trong đợt rét đậm vừa rồi. Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn, những đợt rét đậm, rét hại tương tự còn xuất hiện trong thời gian tới. Do đó, người chăn nuôi cần tiếp tục nâng cao ý thức trong phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi để giảm thiểu thiệt hại do thời tiết cực đoan gây ra.

Dịch tả lợn châu Phi bùng phát: Bình tĩnh để dập dịch

Từ cuối tháng 8 đến nay, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã, đang bùng phát ở tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh với diễn biến phức tạp. Để dập dịch, ngăn chặn dịch bệnh lây lan cần sự chung tay của cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng và người chăn nuôi.

Nhiều khó khăn sau sáp nhập ngành chăn nuôi, thú y

Thời gian triển khai tiêm phòng cho vật nuôi chậm, với tỷ lệ tiêm đạt thấp, nhiều lúng túng trong chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là những khó khăn trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi cho thấy một thực trạng khó khăn của ngành chăn nuôi và thú y (CN&TY) sau khi thực hiện sáp nhập.

Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung quy mô trang trại

Những năm qua, người chăn nuôi ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung với quy mô trang trại (TT), gia trại. Điều này đã góp phần khai thác được tiềm năng, lợi thế của địa phương, hạn chế rủi ro do dịch bệnh và đem lại hiệu quả kinh tế bền vững.

Mở hướng phát triển chăn nuôi bền vững

Ngày 25/7/2017, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết (NQ) số 15-NQ/TU về phát triển chăn nuôi bền vững (CNBV) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030. Sau 3 năm thực hiện NQ, các địa phương đã phát huy được lợi thế để phát triển một số vật nuôi chủ lực, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Chủ động phòng, chống bệnh dại trong mùa hè

Những năm gần đây, hầu như năm nào trên địa bàn tỉnh cũng có người tử vong do bị chó dại cắn. Mặc dù việc tiêm phòng có vai trò hết sức quan trọng, nhưng tỷ lệ tiêm phòng dại cho đàn chó ở một số địa phương còn thấp, do đó, nguy cơ bùng phát bệnh dại trong mùa hè vẫn cao.

Hòa Bình xuất hiện dịch cúm gia cầm A/H5N6

Ngày 26/2, Chi cục Chăn nuôi và Thú y - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình đã khẩn trương khoanh vùng dập dịch, tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm mắc virus cúm A/H5N6 tại xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn.

Hòa Bình xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại Lương Sơn

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hòa Bình, ngày 24/2, hộ gia đình anh Đào Kim Toại, xóm 23/9, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn xuất hiện tình trạng gà ốm, chết hàng loạt.

Không chủ quan với dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Những ngày qua, diễn biến thời tiết rét hại kéo dài, ẩm độ trong môi trường cao là yếu tố thuận lợi để các loại dịch bệnh bùng phát trên đàn gia súc, gia cầm. Người chăn nuôi cần hết sức đề phòng đối với một số dịch bệnh nguy hiểm, gây thiệt hại kinh tế hộ như bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng đối với trâu, bò, bệnh cúm, niu-cát-xơn đối với gia cầm. Đặc biệt là bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) hiện chưa được khống chế triệt để.