Mong người trẻ thêm hiểu & yêu giá trị nghệ thuật truyền thống

Cô giáo - Nghệ sĩ Quỳnh Nga vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh 1 trong 78 gương điển hình tiên tiến trong lĩnh vực văn hóa toàn quốc năm 2023. Vừa trở về từ Hà Nội, chị tâm sự: 'Tôi rất xúc động và vui khi được vinh danh. Cảm thấy biết ơn nghề, gia đình và đồng nghiệp rất nhiều'.

Tri ân tiền nhân để tiếp tục phát tiết tinh hoa

Ngày 20/8/1983, Câu lạc bộ (CLB) Ca Huế trực thuộc Nhà Văn hóa Huế, chính thức ra đời và sinh hoạt định kỳ tại một sân khấu nhỏ ở căn nhà 47 Trần Hưng Đạo (nay là nhà sách Phú Xuân). Nhìn lại chặng đường 40 năm, CLB đã phát triển trong sự yêu quý và hưởng ứng nồng nhiệt của các nghệ nhân, nghệ sĩ ca Huế, giới mộ điệu, để tri ân những tiền nhân đã lặng lẽ 'giữ lửa' và phát tiết tinh hoa cho loại hình nghệ thuật này.

Nhớ những người lặng lẽ đóng góp cho quê hương - Bài 2: Đưa Nhã nhạc ra Kinh đô Ánh sáng và châu Âu

Năm 1995, với quyết tâm rất cao và những chuẩn bị chu đáo, công tâm của Nhạc sĩ Tôn Thất Tiết, nhà Văn hóa Thế giới Pháp đã mời Câu lạc bộ Phú Xuân và nhóm Ca Trù Hà Nội sang biểu diễn lần đầu tại Pháp và Thụy Sĩ. Âm nhạc truyền thống Việt Nam đã xuất hiện có đẳng cấp trước công chúng khó tính Pháp, vốn đã quen thưởng thức thể loại âm nhạc cổ điển của nhiều nước trên thế giới.

Nhã nhạc cung đình Huế thăng hoa cùng thời gian

Năm 2023 đánh dấu chặng đường 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

Nhớ những người lặng lẽ đóng góp cho quê hương - Bài 1: Nhã nhạc nhớ ơn…

Thừa Thiên Huế đang long trọng tổ chức kỷ niệm 30 năm Quần thể di tích cố đô Huế và 20 năm (2003 - 2023) Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới. Xin ghi lại những câu chuyện đã khởi đầu cho một hành trình lắm khó khăn như một lời tri ân sâu sắc đối với những cống hiến lặng lẽ của những người góp công không nhỏ: Nhạc sĩ Tôn Thất Tiết từ Pháp đang bước vào tuổi 90 của cuộc đời; Nghệ nhân Trần Kích, Nghệ nhân Nguyễn Kế… đang an yên ở cõi xa xăm. Những đóng góp của họ trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, góp công phục hồi và giới thiệu loại âm nhạc này là một trong những tiền đề hết sức quan trọng, góp phần cùng những nỗ lực từ quê nhà giúp cho UNESCO quyết định công nhận Nhã nhạc Huế, một trong những kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

Thái bình cổ nhạc hồi sinh sau bao ngày trầm lắng

Theo cố GS Trần Văn Khê thì Nhã nhạc cung đình triều Nguyễn là một kho tàng to lớn, bí ẩn chưa bao giờ có thể tìm hiểu hết, trong đó riêng GS.TS Tô Ngọc Thanh nhấn mạnh: Thái bình cổ nhạc là tác phẩm duy nhất được hoàn thiện về cấu trúc cũng như nội dung, chủ yếu đề cao chữ 'lễ' của văn hóa dân tộc'.

Văn hóa - Nghệ thuật Thông tin văn hóa Đưa thái y viện vào du lịch

Được hình thành trên cơ sở của Khách sạn Thành Nội, không gian Thái Y Viện của Huế sẽ phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch cao cấp và riêng có, gắn với các bài thuốc đã được Thái Y Viện triều Nguyễn sử dụng.