Đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới ở miền núi xứ Thanh

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa những năm qua luôn được các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đặc biệt chú trọng. Đào tạo nghề từng bước được nâng cao, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM).

Nhiều bạn trẻ hùn tiền 'khởi nghiệp' bằng buôn bán hoa dịp Lễ tình nhân

Phượng kể, cô cùng nhóm bạn trích số tiền dành dụm từ dịp Tết để mua hoa về kinh doanh kiếm lời. Mỗi người một việc, tuy mệt nhưng ai cũng hào hứng cho công việc kinh doanh thời vụ này.

Hành trình tạo ra 3 sản phẩm OCOP từ cây nấm của chàng kỹ sư ngành điện

Từ bỏ nghề kỹ sư điện, anh Lê Đình Trúc về quê khởi nghiệp bằng mô hình hợp tác xã trồng nấm. Sau nhiều lần thất bại, đến nay Hợp tác xã (HTX) nông sản hữu cơ Trúc Phượng do anh làm giám đốc đã có 3 sản phẩm OCOP.

Xây dựng trà linh chi túi lọc Trúc Phượng thành sản phẩm OCOP cấp tỉnh

HTX Nông sản hữu cơ Trúc Phượng, xã Yên Thọ (Như Thanh) vừa nghiên cứu, sản xuất thành công sản phẩm trà linh chi túi lọc với hình thức đóng gói phù hợp, thiết kế và bảo hộ nhãn hiệu Trúc Phượng, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, chuẩn hóa nội dụng bao bì nhãn mác đáp ứng yêu cầu của thị trường đã được cơ quan chức năng chứng nhận đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, được huyện Như Thanh chọn đăng ký sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh năm 2021

Bài 2: Những ông chủ HTX '8x, 9x'

Danh xưng Chủ tịch Hội đồng quản trị, giám đốc HTX nông nghiệp, khó lòng dẫn dắt người ta liên tưởng đến hình ảnh những chàng trai, cô gái tuổi mới đôi mươi. Thế nhưng, trong những năm gần đây, với sự ra đời của các HTX kiểu mới, thế hệ trẻ ngày càng hào hứng liên kết với nhau trong 'ngôi nhà chung' HTX.

Phát triển HTX nông nghiệp theo hướng chuỗi giá trị

Theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, các HTX nông nghiệp có nhiệm vụ quan trọng là liên kết, đổi mới, phát triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp mang lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao hơn. Thời gian qua, bằng nhiều giải pháp và chính sách hỗ trợ thiết thực, nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn phát triển sản xuất, kinh doanh theo mô hình chuỗi liên kết. Ngoài việc tự hoạch định các kế hoạch kinh doanh, đảm nhiệm các công đoạn sản xuất, nhiều HTX đã tích cực liên kết, đẩy mạnh việc hợp tác với các HTX khác, các doanh nghiệp, các đơn vị xúc tiến thương mại,... để cùng sản xuất, cung ứng, bao tiêu sản phẩm, tạo ra và tăng cường chuỗi giá trị cho mỗi sản phẩm, tăng thu nhập cho các thành viên.