70 năm ký ức không quên

70 năm trước, họ là những chàng trai, cô gái tuổi 18, đôi mươi với nụ cười rạng rỡ, vượt núi băng rừng với một niềm tin mãnh liệt: giải phóng Điện Biên Phủ. Giờ đây, ở cái tuổi ngoài 90, nhưng nụ cười, giọng nói, khí chất của những chàng trai, cô gái năm nào vẫn cao vút.

Trận quyết chiến trên cứ điểm Him Lam trong ký ức người cựu binh

'Từ xa nhìn lá cờ của quân ta tung bay trên nóc hầm sở chỉ huy địch, tôi bật khóc cùng đồng đội reo hò trong niềm hân hoan chiến thắng'.

Trung đội trưởng Đặc công năm ấy

Dù là thời chiến hay thời bình, ông Vũ Mạnh Hùng, sinh năm 1953, thương binh hạng 3/4, nạn nhân chất độc da cam dioxin ở tổ dân phố 4, phường Ỷ La (TP Tuyên Quang) luôn nỗ lực, cố gắng hết mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những ân tình của một cựu binh

70 năm qua, dù vết thương trên da thịt đã lành theo năm tháng nhưng ký ức hào hùng về một thời 'hoa lửa' của Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức người lính già Trần Văn Tứ (SN 1926, ở xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh).

Ngày 23/4/1954: Đánh địch rút chạy về Mường Thanh

Sáng 23/4/1954, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312 đưa Tiểu đoàn 428 vào thay phiên, Tiểu đoàn 16 về củng cố, tiếp tục chuẩn bị cho trận chiến đấu mới. Sau 02 ngày chiến đấu, Trung đoàn 141 đánh lui nhiều đợt tiến công của địch; diệt 63 tên, làm bị thương 48 tên, bắt hai tên địch, góp phần cùng các đơn vị siết chặt vòng vây quân địch ở trung tâm Điện Biên Phủ.

Ký ức chiến thắng Điện Biên Phủ trong trái tim người lính

Dù đã ở cái tuổi 'xưa nay hiếm', cựu chiến binh Trần Văn Tứ (98 tuổi, xã Khánh Vĩnh Yên, Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn còn rất minh mẫn, những trận đánh cùng kí ức hào hùng năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong trái tim ông – Người cựu chiến sĩ Điện Biên.

Ký ức Điện Biên Phủ trong trái tim người cựu chiến binh Hà Tĩnh

Dù đã 70 năm trôi qua nhưng ký ức hào hùng về những ngày 'khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt' vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của các chiến sĩ Điện Biên, trong đó có cựu chiến binh Trần Văn Tứ (98 tuổi, xã Khánh Vĩnh Yên, Can Lộc, Hà Tĩnh).

'Hà Nội - Ngày trở về' của người lính phòng không, không quân

'Cậu đáng lẽ phải ở nhà, rồi đi sang nước ngoài học để khi kháng chiến thành công về xây dựng đất nước. Tại sao lại lên đây, nhỡ ra hy sinh thì có phải phí không?', 69 năm trôi qua nhưng lời trách nhẹ nhàng, tình cảm đó của những người lính xa lạ trong ngày đầu nhập ngũ vẫn văng vẳng bên tai thiếu tướng Vũ Ngọc Diệp - nguyên Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, nguyên Phó Chánh thanh tra Bộ Quốc phòng.

Thực hiện lời Bác, vượt gian khổ giải phóng Sầm Nưa

70 năm đã trôi qua, nhưng Đại tá Nguyễn Quốc Thịnh, nguyên sĩ quan Tác huấn Trung đoàn 88, Đại đoàn 308 trong Chiến dịch Thượng Lào năm 1953 vẫn nhớ như in lời Bác Hồ dạy: 'Giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình'. Thực hiện lời Bác, ông và các đồng đội đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, tiến quân đuổi đánh địch, giải phóng Sầm Nưa (Lào), góp phần vào Chiến thắng Thượng Lào, biểu tượng của tinh thần đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào.

Chiến thắng Tu Vũ - mở đầu thắng lợi Chiến dịch Hòa Bình

Sau thất bại ở mặt trận biên giới Thu Đông 1950 và bị đánh liên tiếp ở trung du và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thực dân Pháp lâm vào thế bị động, phải phòng ngự. Để giành lại quyền chủ động trên chiến trường, mùa đông năm 1951, Pháp mở cuộc tiến công lên Hòa Bình với âm mưu xây dựng 'Xứ Mường tự trị'. Bên cạnh đó, chúng mở rộng khu chiếm đóng, tăng cường phòng ngự phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, ngăn chặn đường tiếp tế và liên lạc của ta từ Việt Bắc với Liên khu III và Liên khu IV.