Ngành Hải quan cải cách, quản lý nguồn nhân lực theo vị trí việc làm

Trong 10 năm qua, khối lượng công việc của ngành Hải quan đã tăng gấp 3 lần, tuy nhiên thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ là không được bổ sung biên chế. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, bên cạnh việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ xử lý công việc, Tổng cục Hải quan đã cải cách công tác quản lý nguồn nhân lực dựa trên vị trí việc làm, trong đó đánh giá thực trạng năng lực đội ngũ công chức hải quan là một công cụ quan trọng.

Để cải cách, hiện đại hóa, Hải quan Việt Nam luôn đi từng bước. Mỗi bước đều được tính toán thận trọng từ k¬ thuật, hướng đi sao cho phù hợp với thực tiễn mà không cản trở giao thương. Điều quan trọng nhất đó đều là những bước đi tiên phong, với tầm nhìn rộng mở. Trước 'cánh cửa' thương mại Việt Nam ngày càng rộng lớn, điều mà ngành Hải quan đang nhắm đến chính là sử dụng công nghệ tạo nên chiếc 'chìa khóa' đưa Việt Nam vươn xa.

Ngành Hải quan đa dạng sáng kiến tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển

Ngoài thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao, trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp (DN), ngành Hải quan liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu. Đặc biệt, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cơ quan hải quan là ngành có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động thông quan thuận lợi và nhanh chóng.

Thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu được thúc đẩy nhờ cơ chế một cửa

Sau một thời gian dài đi vào hoạt động, Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) đã góp phần cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian thông quan hàng hóa, là bước đi tiên phong trong việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Qua đó tạo cơ sở để triển khai Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) theo đúng cam kết, lộ trình thực hiện của các nước trong khu vực.

Chặt đứt nhiều đường dây tội phạm ma túy xuyên quốc gia

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, các lực lượng chức năng, trong đó có cơ quan hải quan đã và đang đấu tranh quyết liệt với tội phạm ma túy đang ngày càng tinh vi, liều lĩnh với những phương thức vận chuyển liên tục thay đổi.

Đối thoại để hải quan và doanh nghiệp thực sự là đối tác

Hoạt động đối thoại, hỗ trợ doanh nghiệp là hoạt động thường xuyên của ngành Hải quan trong những năm qua. Công tác này đã và đang đạt được nhiều kết quả, được cán bộ, công chức trong ngành cũng như cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao, góp phần đưa mối quan hệ hải quan và doanh nghiệp thực sự là đối tác hợp tác trong việc thực hiện và chấp hành pháp luật.

Định hướng xuất khẩu gạo: Giảm dần về lượng, tập trung tăng giá trị

Chiến lược xuất khẩu của ngành sản xuất lúa gạo trong thời gian tới là giảm về lượng, nhưng tăng giá trị bằng việc tăng sản xuất, xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao, gạo thơm, gạo đặc sản…

Kỳ vọng xuất khẩu túi xách, ví, va li, mũ, ô dù cán mốc 4 tỷ USD

Có một mặt hàng xuất khẩu ít ai ngờ đến, tưởng nhỏ, chỉ là nghề phụ, thủ công, nhưng lại sớm tham gia câu lạc bộ các mặt hàng trên 1 tỷ USD từ năm 2011 và năm nay có thể cán mốc 4 tỷ USD.

Hải quan Việt Nam: Chiến lược mới, tiến tới một giai đoạn phát triển cao hơn

Xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, phát triển ngang tầm hải quan các nước trên thế giới; hải quan phải là lực lượng tiên phong trong việc thực hiện chính phủ số, thông qua phát triển mô hình hải quan số, hải quan thông minh. Đó là những định hướng mà Hải quan Việt Nam hướng tới trong thời gian từ nay đến năm 2030.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Tiềm năng xuất khẩu tăng trưởng hai con số là rất khả quan

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Sau 2 năm thực thi, mặc dù chịu tác động không nhỏ bởi đại dịch Covid-19, song cộng đồng doanh nghiệp của cả Việt Nam và 27 quốc gia thành viên EU đã khai thác có hiệu quả các ưu đãi từ hiệp định.

Kết nối, chia sẻ thông tin để phân luồng hàng hóa xuất nhập khẩu

Tính đến nay, hệ thống hải quan điện tử đang theo dõi đánh giá hơn 182 nghìn doanh nghiệp xuất nhập khẩu; thực hiện phân tích khoảng hơn 1 triệu chỉ số tiêu chí/năm, đảm bảo phân luồng thông suốt gần 100 triệu tờ khai. Những con số này sẽ còn tiếp tục tăng theo đà phát triển của thương mại quốc tế. Sự liên kết chặt chẽ về thông tin giữa các cơ quan đơn vị sẽ là mấu chốt để vừa quản lý tốt và vừa tạo thuận lợi thương mại.

Số hóa tạo bước đột phá trong quản lý nhà nước về hải quan

Số hóa không chỉ là tạo bước đột phá về quản lý nhà nước về hải quan, mà còn rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, giảm chi phí cho doanh nghiệp, là động lực để cùng doanh nghiệp vượt qua những tác động tiêu cực từ dịch Covid-19.

Thuận lợi thương mại giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng mỗi năm

Tạo thuận lợi thương mại là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Hải quan. Trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu đối diện nhiều thách thức, một trong những giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ chính là hỗ trợ cho doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí, từ đó có thêm nguồn lực.

Chuyển đổi số tối đa để nâng cao hiệu quả hoạt động hải quan

Công cuộc chuyển đổi số của ngành Hải quan đã và đang được triển khai rất quyết liệt. Thời gian này, toàn ngành đang triển khai nhiều giải pháp để sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng Hải quan số, mô hình Hải quan thông minh. Điều này không chỉ để thực hiện 'tham vọng' đưa Hải quan Việt Nam phát triển ngang tầm các nước hiện đại trên thế giới, mà cốt lõi để nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động.

Dư địa xuất khẩu lớn từ thị trường châu Mỹ

Nhập khẩu hơn 114 tỷ USD hàng hóa từ Việt Nam trong năm 2021, khu vực châu Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của nước ta (sau châu Á) và còn rất nhiều dư địa khai thác.

Hướng đến mô hình hải quan thông minh, dẫn đầu trong thực hiện chính phủ số

Dự thảo Chiến lược phát triển hải quan giai đoạn 2021 - 2030 đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các đơn vị, thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan, cục hải quan tỉnh, thành phố và cộng đồng doanh nghiệp.

'Sóng đã lặng' nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp dẫn đến tình trạng ùn ứ hàng tại cảng Cát Lái gia tăng, thời gian gần đây. Vụ việc này đã trực tiếp được Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương và UBND TP. Hồ Chí Minh tích cực vào cuộc tháo gỡ.

Chuyển đổi số hải quan: Một mũi tên trúng 3 đích

Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vừa được ban hành được ví như 'một mũi tên' được ngành Hải quan 'bắn ra' hướng tới '3 đích' đến, vừa lợi ích với cơ quan hải quan, vừa giúp hoạt động xuất nhập khẩu thuận tiện và góp phần nâng cao năng lực quản lý của các bộ, ngành liên quan.

Ngành Hải quan nỗ lực tạo thuận lợi thương mại, thúc đẩy xuất nhập khẩu

Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã khẩn trương, quyết liệt triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về điều hành kinh tế vĩ mô, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới, phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Ngành Hải quan: Liên kết các hệ thống điện tử nâng cao mức độ tự động hóa

Luôn được đánh giá là một trong những ngành đi đầu về cải cách hành chính, hiện đại hóa hoạt động, ngành Hải quan vẫn đang hàng ngày đặt ra những mục tiêu mới và tìm tòi những giải pháp mới để tự động hóa các khâu trong hoạt động của mình. Một trong số đó là tạo mối liên kết giữa những hệ thống điện tử đã, đang và sắp được thực hiện thành một khối đồng bộ. Từ đó, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Ngành Hải quan: Thương mại thuận lợi, số thu ngân sách tăng trưởng tích cực

Theo thống kê của ngành Hải quan, trong quý I/2022, toàn ngành đã thu nộp ngân sách nhà nước đạt 107.300 tỷ đồng, bằng 30,5% dự toán, 29% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 22,44% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh những nỗ lực tạo thuận lợi của cơ quan hải quan dành cho doanh nghiệp, số thu này đạt được một phần xuất phát từ những thuận lợi cho hoạt động thương mại được phục hồi.

Ngành Hải quan chủ động đấu tranh với tội phạm ma túy

Trước diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm ma túy với những chiêu thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, ngành Hải quan đã chủ động nhiều giải pháp để kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý các vụ việc vi phạm.

Buôn lậu, trốn thuế xuất nhập khẩu hạt điều vẫn nhức nhối

Thời gian qua, ngành Hải quan đã 'gây tiếng vang' khi triển khai thành công chuyên đề đấu tranh với buôn lậu, trốn thuế xuất nhập khẩu mặt hàng hạt điều thô. Nhiều vụ việc, nhiều đối tượng đã và đang phải chịu trách nhiệm trước pháp luật từ kết quả của chuyên đề. Tuy vậy, có một thực tế, hành vi vi phạm tương tự vẫn đang rất nhức nhối.

Ngành Hải quan: Chủ động nguồn lực để đạt mục tiêu chuyển đổi số

Đặt ra nhiều mục tiêu chuyển đổi số trong năm 2022 cũng như cả giai đoạn đến năm 2025 và 2030, do đó, ngành Hải quan đã và đang chủ động các nguồn lực để cán đích thành công.

Bám sát tình hình, đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa

Cuối năm là thời điểm dễ xảy ra tình trạng ùn tắc tại các khu vực cửa khẩu, do lượng hàng hóa cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng đột biến. Dự đoán được tình trạng này, cơ quan hải quan đã chủ động đưa ra các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông quan hàng hóa.

Tuyên truyền để ngăn chặn hành vi tiếp tay, bao che buôn lậu

Do dịch Covid-19, một số cửa khẩu quốc tế đã đóng cửa nhiều tháng qua. Theo đó, hoạt động giao thương, xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên trên các tuyến biên giới, cửa khẩu, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới vẫn luôn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn.

Đảm bảo hai trọng trách tạo thuận lợi và chống thất thu ngân sách

Tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan nhanh cho hàng hóa và đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan, đảm bảo nguồn thu ngân sách là 2 nhiệm vụ đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan hải quan. Để dung hòa được 2 nhiệm vụ này, ngành Hải quan đã và đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt.

Tạo thuận lợi để xuất nhập khẩu tăng tốc cuối năm

Với sự nỗ lực của các đơn vị hải quan trên toàn quốc trong việc tạo thuận lợi cho giao thương, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa gần 10 tháng qua vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng. Đây là những điểm sáng tích cực để chúng ta lạc quan tin tưởng vào sự tăng tốc và thiết lập kỷ lục mới vào những tháng cuối năm 2021.