Quảng Trị phát hiện và cất bốc 3 hài cốt liệt sĩ

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị vừa phát hiện và cất bốc 2 hài cốt liệt sĩ tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị và 1 hài cốt liệt sĩ tại nước bạn Lào.

Vĩnh biệt Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trương Văn Đo

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trương Văn Đo sinh ngày 10/4/1927, trong một gia đình nông dân yêu nước ở vùng quê giàu truyền thống cách mạng thôn Tiên An, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Kế thừa truyền thống yêu nước của quê hương và gia đình, đồng chí đã giác ngộ, tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm và trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau.

Nhớ về thời hoa lửa: Họ đã có mối tình đẹp như thế!

Những dòng chữ trong trang thư nhuốm màu thời gian tái hiện câu chuyện cảm động về nghĩa tình vợ chồng, sự mong ngóng, nhớ nhung và niềm tin về tương lai trong thời chinh chiến.

Giấc mơ lính của người cựu binh - đại tá an ninh

Gọi anh là 'người lính già' hoàn toàn đúng, anh từng là bộ đội xuất ngũ, học Đại học Tổng hợp rồi vào Công an; nghỉ hưu với quân hàm đại tá An ninh nhân dân. Từ khi là công dân 'phố Lê Văn Hưu', anh đã cùng bạn bè rong ruổi khắp mọi miền đất nước: thăm những danh lam thắng cảnh, đặc biệt là 'về lại chiến trường xưa', thắp hương tưởng nhớ các đồng đội đã ngã xuống vì hòa bình, thống nhất đất nước…

Gặp người viết nhật ký 'Từ Khe Sanh đến Thành Cổ'

Trong những năm tháng tham gia kháng chiến, ông Nguyễn Văn Hợi, nguyên Trợ lý Quân lực của Tiểu đoàn K3-Tam Đảo, có thói quen ghi nhật ký hằng ngày và cuốn sổ đó đã được ông trân trọng giữ gìn với mong muốn sau chiến tranh, nếu may mắn còn sống trở về sẽ cùng đồng đội ôn lại kỷ niệm xưa. Qua mỗi trang viết của ông, thế hệ sau này có thể hình dung rõ nét những vất vả, hiểm nguy trên chặng đường hành quân, tình đồng chí, đồng đội thắm thiết keo sơn, lòng quả cảm và lý tưởng sống cao đẹp, sẵn sàng cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc của thế hệ cha anh.

Người cựu chiến binh và hành trình đi tìm đồng đội

Những ai từng chiến đấu tại Thành Cổ Quảng Trị trong Chiến dịch 81 ngày đêm năm 1972, nhất là các cựu chiến binh, nhiều người biết anh. Người ta biết anh, vì anh là người trong nhiều năm qua đã bỏ bao công sức cùng đồng đội đi tìm hài cốt liệt sĩ. Anh là cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Thanh Bình ở đường Ngô Thì Nhậm, Phường 3, thị xã Quảng Trị.

Sáng mãi tinh thần những người 'dời non lấp biển'. Bài 2: Tuổi trẻ xông pha, về già gương mẫu

Nếu như trong thời chiến, lực lượng thanh niên xung phong (TNXP) luôn có mặt ở những nơi chiến tranh ác liệt nhất để phục vụ chiến đấu và chiến đấu, thì trong thời bình, họ cũng luôn là những người nêu gương sáng trong các phong trào lao động sản xuất, phát triển kinh tế, hoạt động xã hội, mẫu mực nuôi dạy con cháu thành đạt. Dù tuổi đã cao, những cựu TNXP mà chúng tôi được gặp vẫn luôn sống đẹp, sống có ích giữa đời thường.

Sống tiếp phần đời sáng đẹp

Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, ông hy sinh một phần thân thể cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Đất nước hòa bình, trở về cuộc sống đời thường, ông đã sống tiếp phần đời sáng đẹp: Vượt qua khó khăn, khuyết tật để tiên phong trong phát triển kinh tế gia đình, nuôi dạy các con học hành đến nơi đến chốn và nỗ lực hết mình vì cuộc sống cộng đồng. Ông là thương binh hạng 2/4 Nguyễn Quang Phúc, ở thôn Thái Lai, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh.

Lặng lẽ một nghĩa trang

Bây giờ, nhiều người đến thăm Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị vẫn còn nghĩ rằng hàng ngàn liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến ác liệt 81 ngày đêm năm 1972 mà hài cốt chưa tìm thấy vẫn đang nằm dưới lòng sông Thạch Hãn. Và di tích Thành Cổ như là 'nghĩa trang mở' nên chỉ nhang khói ở nơi này. Trong lúc ấy còn có gần 700 hài cốt liệt sĩ tìm thấy ở Thành Cổ được an táng ở Nghĩa trang Liệt sĩ thị xã Quảng Trị cách Thành Cổ 3 cây số.

Hào hùng những ký ức thời hoa lửa

Cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước của dân tộc đã lùi xa 46 năm nhưng những người bước ra từ cuộc chiến vẫn lưu giữ những kỷ niệm thời hoa lửa. Những dòng ký ức vẫn tươi nguyên, là hành trang mang theo của một thế hệ từng đi qua đạn lửa.

Người lính Thành cổ Nguyễn Thanh Bình

Sáu năm sau ngày đất nước thống nhất, dẫu có đủ điều kiện để ở lại TP Huế làm việc, song cựu binh Nguyễn Thanh Bình đã chọn mảnh đất Thành cổ Quảng Trị để quay về, với một mong ước cháy bỏng là tìm kiếm, cất bốc bằng hết hài cốt liệt sĩ-những đồng đội đã cùng ông chiến đấu, hy sinh bảo vệ mảnh đất này trong cuộc chiến đấu 81 ngày đêm Mùa hè Đỏ lửa 1972.

Còn sức khỏe tôi còn đi tìm đồng đội

Từ nhiều năm nay, căn nhà số 23, đường Ngô Thì Nhậm, phường 3, thị xã Quảng Trị của cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Thanh Bình trở thành nơi đón tiếp đồng đội và gia đình thân nhân liệt sĩ khắp mọi miền đất nước.

Sử dụng lực lượng tại chỗ trong Chiến dịch Quảng Trị

Thực hiện Chiến dịch Xuân-Hè 1972, từ ngày 30-3 đến 1-5-1972, sau các đợt tấn công và nổi dậy, quân và dân ta đã đánh sập hệ thống phòng ngự kiên cố của địch, giải phóng hoàn toàn một vùng đất rộng lớn của tỉnh Quảng Trị. Qua đó, làm phá sản chiến lược 'Việt Nam hóa chiến tranh' của đế quốc Mỹ.

Người thiết kế địa đạo Vịnh Mốc

Ngày nay, đến thăm địa đạo Vịnh Mốc, một trong những địa đạo nổi tiếng nhất của tuyến lửa Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt, người ta được xem cuốn phim tài liệu 'Vịnh Mốc một huyền thoại' có nói đến ông Lê Xuân Vi, người đã thiết kế và xây dựng địa đạo Vịnh Mốc.

Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh được vinh danh Doanh nhân Văn hóa ASIA 2019

Đây là giải thưởng được trao tặng cho doanh nhân tiêu biểu khu vực - người luôn nỗ lực xây dựng văn hóa kinh doanh và uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp.