Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe' có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đã và đang được các cấp chính quyền quan tâm và triển khai thực hiện.

Chinh phục nơi một con gà gáy ba nước đều nghe

Việt Nam có hai ngã ba biên giới: Ngã ba Đông Dương (biên giới giữa Việt Nam- Lào- Campuchia) ở xã Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum và cột mốc số 0, ngã ba biên giới giữa Việt Nam - Lào - Trung Quốc ở A Pa Chải, tỉnh Điện Biên cũng chính là cực Tây của Tổ quốc, được mệnh danh là nơi một con gà gáy ba nước đều nghe. Nếu là người thích xê dịch và khám phá, đây là một điểm đến vô cùng thú vị.

Xây dựng 'phên giậu' vững chắc nơi cực Tây Tổ quốc (bài 2)

Bài 2: Giữ vững quốc phòng - an ninh, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hôịĐBP - Thực hiện mục tiêu 'giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng an ninh', tại các xã vùng biên, cấp ủy các cấp huyện Mường Nhé đã lãnh đạo triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm kết hợp hài hòa giữa đảm bảo quốc phòng an ninh (QP - AN) và phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH).Bài 1: Củng cố 'hạt nhân' ở cơ sở

'Tiếp lửa' năm học mới cho trẻ em vùng cao Mường Nhé

Với sự đồng hành của Hoa hậu H'Hen Niê, nhiếp ảnh gia - Travel Blogger Tâm Bùi; UNIQLO, thương hiệu bán lẻ thời trang toàn cầu đến từ Nhật Bản, vừa trao tặng những sản phẩm đầu tiên trong tổng số hơn 7.000 sản phẩm được thu thập qua chương trình RE.UNIQLO, đến học sinh trường Tá Miếu (thuộc huyện miền núi khó khăn Mường Nhé, tỉnh Điện Biên), góp phần mang đến một mùa tựu trường mới thêm ý nghĩa.

Cần quan tâm, đầu tư nhiều hơn

ĐBP - Mường Nhé có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc lại mang trong mình những nét văn hóa đặc trưng; hơn nữa đây cũng là mảnh đất có tiềm năng về du lịch. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong đó, chưa được đầu tư đồng bộ, xứng tầm (thiếu khu nghỉ dưỡng, hạ tầng giao thông; công tác quảng bá, tuyên truyền chưa đa dạng...) nên đến nay, việc phát triển du lịch trên địa bàn huyện chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế...

Chuyển biến trong công tác bảo vệ, phát triển rừng ở Điện Biên

Liên tiếp trong hai năm 2019 và 2020, Điện Biên ghi nhận tỷ lệ che phủ rừng tăng. Cùng với đó, số vụ vi phạm pháp luật lâm nghiệp, số vụ cháy rừng cũng giảm. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn được cải thiện từ việc chăm sóc và bảo vệ rừng.

Mùa xuân bay lên

ĐBP - Xuân đã về. Những ngày này, đường phố rực cờ hoa, biểu ngữ mừng xuân, mừng Ðảng, chào mừng Ðại hội đại biểu lần thứ XIII của Ðảng.

Kỳ vọng mảnh đất cực Tây

ĐBP - Ðã nhiều lần tôi đến cực Tây vui Tết cổ truyền với đồng bào dân tộc Hà Nhì; nhưng năm 2020 là lần đầu huyện Mường Nhé tổ chức cho đồng bào Hà Nhì ở 4 xã vùng biên ăn Tết tập trung. Ðó là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt; thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương với người dân; là hoạt động mở đầu cho mục tiêu chiến lược bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của đồng bào các dân tộc, góp phần phát triển du lịch của địa phương...

Tết cổ truyền của người Hà Nhì

Huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) vừa lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Tết cổ truyền cho người dân tộc Hà Nhì, gắn với không gian văn hóa của các dân tộc Mông, Thái, Si La, Cống cùng sinh sống trên địa bàn nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Tết Hà Nhì ở Mường Nhé

Ngày 15-12, tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên) tổ chức Tết cổ truyền dân tộc Hà Nhì. Đây là dịp để dân bản sum vầy, vui chơi sau một năm mùa màng vất vả, đồng thời cũng là dịp để giữ gìn và giới thiệu nét văn hóa của mảnh đất, con người Hà Nhì nói riêng và đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện nói chung.

Cực Tây hừng sáng

ĐBP - Từ hơn chục năm qua, đã nhiều lần tôi trở lại cực Tây. Mỗi lần trở lại, mảnh đất thiêng 'nơi một con gà gáy 3 nước cùng nghe' đều đem đến cho tôi nhiều cảm xúc và những trải nghiệm mới mẻ. Và lần này, chúng tôi trở lại cực Tây trong một ngày mưa tầm tã. Thế nhưng những cơn mưa rừng triền miên đã không ngăn nổi cảm xúc vỡ òa khi được chứng kiến sự đổi thay và phát triển của một vùng biên cương đang bừng lên sức sống.

Chủ động ứng phó dịch châu chấu tre

ĐBP - Mới đây, trên địa bàn xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé) xuất hiện đàn châu chấu tre di thực theo hướng từ biên giới 2 nước Lào và Trung Quốc vào làm hư hại 60ha (40ha cây rừng và 20ha ngô đang giai đoạn phun râu, chín sữa); chủ yếu ở các bản: Tá Miếu, Pờ Nhù Khò, Tả Kố Khừ, Tả Kố Ky... Trước thực trạng đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã phối hợp với huyện Mường Nhé kiểm tra thực địa và chỉ đạo các đơn vị chuyên môn triển khai các biện pháp phòng, chống; kịp thời hỗ trợ người dân phòng trừ, tránh để châu chấu tre gây hại trên diện rộng, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.

Sử dụng thiết bị bay không người lái ứng phó với đàn châu chấu khổng lồ?

Mới đây, một đàn châu chấu tre khổng lồ từ phía Trung Quốc và Lào đã tràn vào địa bàn xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên). Địa phương này đang tính đến phương án sẽ sử dụng thiết bị bay không người lái để ứng phó.

Sẽ dùng máy bay phun thuốc diệt châu chấu xâm nhập Việt Nam

Tại tỉnh Điện Biên đã phát hiện châu chấu bay từ hướng biên giới Trung Quốc sang phá hoại rừng tre, nứa, hoa màu.

Châu chấu tre di cư từ Trung Quốc sang Điện Biên cắn phá hoa màu

Dù mới xuất hiện nhưng đàn châu chấu di cư từ Trung Quốc sang Điện Biên những ngày qua đã cắn phá khoảng 60ha hoa màu, tre nứa của người dân trên địa bàn huyện Mường Nhé.

Phát hiện đàn châu chấu từ Trung Quốc 'đổ bộ' vào Điện Biên

Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn vừa cho biết, phát hiện từng đàn châu chấu bay từ hướng biên giới Trung Quốc sang hàng chục hecta tre, nứa, hoa màu tại Điện Biên.

Vì sao đàn châu chấu từ Trung Quốc tràn sang Việt Nam?

Do phía Trung Quốc đang dùng thiết bị bay để phun thuốc diệt châu chấu khiến đàn châu chấu bay dạt sang biên giới Việt Nam.

Sức sống nơi biên cương

ĐBP - Nép mình dưới chân núi Khoan La San hùng vĩ, từ khi khai sơn phá thạch lập bản đến nay, người Hà Nhì nơi biên cương Sín Thầu (huyện Mường Nhé) một lòng sắt son theo lý tưởng của Ðảng, xây dựng cuộc sống mới ngày càng ấm no, đủ đầy hơn. Ðặc biệt, cùng với những chiến sĩ mang 'quân hàm xanh' người dân nơi đây đã bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác - cùng phát triển.

Người dân vùng biên chung tay bảo vệ an ninh biên giới

ĐBP - Huyện Mường Nhé có đường biên giới dài hơn 110km, trong đó 74km tiếp giáp với nước CHDCND Lào và 40,861km tiếp giáp với Trung Quốc. Trên địa bàn huyện hiện có 25 cột mốc do 5 đồn biên phòng quản lý, thuộc địa bàn 6 xã giáp biên (Sín Thầu, Sen Thượng, Chung Chải, Leng Su Sìn, Mường Nhé và Nậm Kè). Những năm qua, chính quyền và người dân các xã giáp biên không chỉ đoàn kết thống nhất trong phát triển kinh tế địa phương mà còn chung tay, phối hợp với cấp ủy, ban chỉ huy các đồn biên phòng tăng cường tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh khu vực biên giới và nội biên.

Tuyên phạt 1 bị cáo quốc tịch Lào 30 tháng tù giam về tội mua bán trái phép chất ma túy

ĐBP - Ngày 30/7, Tòa án Nhân dân tỉnh tổ chức xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Chang Tự Ga (SN 1974, trú tại bản Si Pơ Chái, huyện Nhọt U, tỉnh Phoong Sa Ly, nước CHDCND Lào) về tội mua bán trái phép chất ma túy.