Yêu cầu làm rõ việc tổ chức lễ giỗ vua Quang Trung tại Miếu Đôi

Ngành văn hóa và chính quyền địa phương đã yêu cầu Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế dừng việc tổ chức lễ giỗ vua Quang Trung tại Miếu Đôi ở làng Dã Lê Chánh đồng thời yêu cầu làm rõ việc dựng tượng, phù điêu vua Quang Trung và Thái Đức.

Yêu cầu Sở VH-TT Thừa Thiên – Huế chấn chỉnh vì để xảy ra hoạt động làm sai lệch di sản

Theo Cục Di sản Văn hóa, căn cứ quy định của Luật Di sản văn hóa và Công ước 2003 Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, hoạt động biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng trong di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ... đã làm sai lệch di sản.

Ngành văn hóa tỉnh Thừa Thiên - Huế nói gì khi bị cho rằng đã làm sai lệch di sản?

Cục Di sản văn hóa cho rằng hoạt động biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng trong di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tổ chức tại hội thảo ở Trường ĐH Nghệ thuật - ĐH Huế đã làm sai lệch di sản.

Cho thuê tài sản công khi chưa được phê duyệt

Cho thuê tài sản công nhưng không tổ chức đấu giá, bị thanh tra chỉ ra sai phạm và không được phê duyệt đề án cho thuê vì vướng dự án đầu tư, khiến hàng chục đơn vị thuê điêu đứng

Zumba là điểm nhấn tại 'Hue Sports Festival 2023'

'Hue Sports Festival 2023' – Ngày hội Thể thao vì sức khỏe cộng đồng lần đầu tiên được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp cùng sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên tổ chức tại TP.Huế.

Xin chủ trương xã hội hóa để 'hồi hương' ấn Hoàng đế chi bảo

Ngày 7-11, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế có công văn số 11735 /UBND-VH gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị đồng ý chủ trương cho phép xã hội hóa để 'hồi hương' ấn Hoàng đế chi bảo.

Cố đô Huế và cuộc di dân lịch sử

Sau gần 3 năm (2019 - 2021) triển khai với quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân, công tác di dời hàng ngàn hộ dân trong giai đoạn 1 của Dự án Bảo tồn, tu bổ, tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế (còn gọi là cuộc di dân lịch sử) đã hoàn thành và về đích vào cuối năm 2021.

Thận trọng trùng tu di tích Điện Thái Hòa

Thái Hòa là ngôi điện quan trọng nhất nằm trong Đại nội Huế, là nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn (1802-1945). Song do tác động của thời gian, khí hậu khắc nghiệt, hiện nay Điện Thái Hòa xuống cấp nghiêm trọng và cần được trùng tu để cứu nguy cho công trình.

Thừa Thiên - Huế khuyến khích cử tri mặc áo dài khi đi bầu cử

Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa có văn bản vận động cán bộ, người lao động mặc áo dài khi đi bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp.

Tôn tạo giá trị Kinh thành Huế

'Người ta đến với Huế, đi trên Thượng Thành không chỉ ngắm, tìm hiểu thành tựu kiến trúc bề thế, uy nghi của Kinh thành xưa, mà còn nhìn thấy một Huế mới lạ, song song với bảo tồn và phát triển theo cách riêng biệt, không thể nhầm lẫn' - nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên - Huế, chia sẻ về việc khôi phục giá trị di sản Huế tiếp theo Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I Kinh thành Huế.

Vụ bắn pháo hoa trái phép tại Huế: Đơn vị tổ chức lên tiếng

Đơn vị tổ chức sự kiện đón chào năm mới Huế - Countdown 2021 - Thắp sáng niềm tự hào thừa nhận bắn pháo hoa nổ tầm thấp trái phép và sẽ chấp hành các biện pháp xử phạt của cơ quan chức năng.

Không được phép vẫn liều bắn pháo hoa tại sự kiện đón chào năm mới

Dù không được phép nhưng đơn vị tổ chức sự kiện đón chào năm mới tại Huế đã làm liều bắn pháo hoa nổ tầm thấp.

Giải vô địch karate các CLB mạnh toàn quốc 2020: Các VĐV Đồng Nai đoạt 2 HCB, 5 HCĐ

Tại Giải vô địch karate các CLB mạnh toàn quốc lần thứ 20-2020 kết thúc tối 5-11 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, hai đơn vị của Đồng Nai giành được tổng cộng 2 HCB, 5 HCĐ.

Xây dựng hồ sơ di sản Ẩm thực Huế

Ngày 4-11, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, vừa ban hành kế hoạch xây dựng hồ sơ khoa học Ẩm thực Huế để đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nhằm tôn vinh, khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và vai trò của di sản Ẩm thực Huế đối với đời sống cộng đồng đương đại; nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của di sản Ẩm thực Huế.

Xung quanh chuyện nam cán bộ khăn đóng áo dài đến công sở ở Thừa Thiên - Huế

Việc Sở Văn hóa - Thể thao (VH-TT) tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu nam cán bộ viên chức và cả các vị lãnh đạo bắt đầu mặc áo dài mỗi thứ hai đầu tháng tạo nên những luồng ý kiến trái chiều.

Tranh cãi việc nam công chức mặc áo dài đi làm

Nam công chức tỉnh Thừa Thiên - Huế trong bộ áo dài ngũ thân truyền thống, khăn đóng, giày Tây đến công sở làm việc vào buổi chào cờ đầu tháng đang thu hút sự quan tâm của dư luận với nhiều ý kiến trái chiều

Lãnh đạo ngành văn hóa lên tiếng chuyện nam công chức mang áo dài ngũ thân đến công sở

Người đứng đầu Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên - Huế lý giải việc mặc áo dài truyền thống nhằm góp phần giữ lại nét văn hóa riêng của dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế, bên cạnh đó sẽ tạo thêm sản phẩm du lịch.

Nâng tầm áo dài Huế

'Đưa áo dài đến gần cộng đồng hơn, đồng thời tạo tiền đề xây dựng hồ sơ công nhận áo dài truyền thống Huế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trước khi trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại'. Đây là nội dung được tập trung mổ xẻ tại Hội thảo khoa học 'Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam', tổ chức tại TP Huế.

Nhiều trưng bày, triển lãm mừng sinh nhật Bác

Tại TPHCM, công chúng sẽ được thưởng lãm những tư liệu, hình ảnh được sắp xếp theo bố cục biên niên sử, thể hiện sống động về cuộc đời và hoạt động của Bác.

Lần đầu tri ân tiền nhân khai sáng áo dài Việt Nam

Ngày 15-12, Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, tại Festival Huế 2020 diễn ra từ ngày 1 đến 6-4-2020, sẽ lần đầu tiên tổ chức Ngày hội áo dài Huế nhằm phát huy vai trò người dân cùng tham gia các chương trình nghệ thuật, biểu diễn mang tính cộng đồng.

Ngày 12-11, Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, đang lập kế hoạch xây dựng bộ hồ sơ 'Nghệ thuật ca Huế' trình UNESCO đề nghị công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.