Nghệ nhân với văn hóa truyền thống

Tuyên Quang vùng đất sơn thủy hữu tình, giàu bản sắc dân tộc. Mỗi tên đất tên làng đều chứa đựng giá trị văn hóa giàu truyền thống. Và người giữ mạch nguồn, thổi hồn cho văn hóa dân tộc tiếp tục phát triển chính là các nghệ nhân.

Trống sành - báu vật linh thiêng của người Cao Lan

Từ xa xưa đến nay, trống sành đã tồn tại trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Cao Lan như một câu chuyện tâm linh. Mỗi khi tiếng trống vang lên được xem như là cầu nối giữa người Cao Lan với thần linh trong các nghi lễ quan trọng của bản làng. Tiếng trống thể hiện ước mơ, khát vọng của đồng bào Cao Lan vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong cuộc sống. Chính vì vậy, mà đồng bào Cao Lan coi trống sành như một báu vật linh thiêng của bản làng.

Kim Phú phục dựng điệu múa truyền thống của người Cao Lan

Nhằm khôi phục, gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Cao Lan, thành phố Tuyên Quang đã và đang triển khai dự án bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Những nghệ nhân dân gian giữ nét đẹp văn hóa

Nghệ nhân dân gian được ví như con tằm rút ruột nhả tơ cả đời gắn bó văn hóa truyền thống bằng niềm đam mê và sự cống hiến. Họ là những người thầy có thể không có 'thù lao' khi lên lớp, sớm tối say mê đến từng bản làng để sưu tầm, lưu giữ sách cổ, làn điệu, nghi lễ cổ truyền... Mùa Xuân có bao điều mới mẻ! Những nghệ nhân gạo cội ấy vẫn tiếp tục hành trình gìn giữ nét đẹp văn hóa, cùng với đó là bao điều ước vọng.

Tiếp lửa đam mê văn hóa dân tộc

Bằng uy tín và trách nhiệm của mình, những người có uy tín trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, tiếp lửa niềm tự hào và đam mê văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ.

Trống sành - báu vật linh thiêng của người Cao Lan

Từ xa xưa đến nay, trống sành đã tồn tại trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Cao Lan như một câu chuyện tâm linh. Mỗi khi tiếng trống vang lên được xem như là cầu nối giữa người Cao Lan với thần linh trong các nghi lễ quan trọng của bản làng. Tiếng trống thể hiện ước mơ, khát vọng của đồng bào Cao Lan vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong cuộc sống. Chính vì vậy, mà đồng bào Cao Lan coi trống sành như một báu vật linh thiêng của bản làng.

Bảo tàng Hồ Chí Minh triển lãm về 133 tấm gương bình dị mà cao quý

Triển lãm không chỉ giới thiệu, tôn vinh những tấm gương 'người tốt, việc tốt' mà còn góp phần để người xem có thêm nhận thức sâu sắc hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cả đời say văn hóa Cao Lan

Nghệ nhân Nhân dân Sầm Văn Dừn, dân tộc Cao Lan, ở thôn Mãn Hóa, xã Đại Phú (Sơn Dương) đã dành cả đời nghiên cứu, phục dựng và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mình. Ông được coi là 'báu vật sống' nơi miền sơn cước, người 'giữ lửa' để những giá trị văn hóa được lưu truyền mãi mãi cho thế hệ sau.

Già Dừn - 'Viên ngọc sáng' bảo tồn văn hóa Cao Lan

67 năm qua, Nghệ nhân Nhân dân Sầm Văn Dừn vẫn ngày ngày miệt mài nghiên cứu, chắt lọc tinh túy nhất của dân tộc Cao Lan với hơn 200 đầu sách cổ, 8 tập sách hát Sình ca để truyền dạy cho lớp trẻ trong bản Mãn Hóa.

Người giữ hồn cốt trống sành cổ Cao Lan

Nếu như người Thái có cồng chiêng, người Tày có đàn tính tẩu thì người Cao Lan có trống sành cổ. Với thiết kế độc đáo, sự mới lạ trong âm thanh đã khiến loại nhạc cụ này trở thành nhạc cụ dân tộc nối từ quá khứ đến hiện tại của người Cao Lan. Đây cũng chính là biểu tượng văn hóa tâm linh không thể thiếu trong tâm thức của người Cao Lan.

Người 'giữ lửa' tinh hoa văn hóa dân tộc Cao Lan

Nghệ nhân Nhân dân Sầm Văn Dừn (Sầm Dừn), người dân tộc Cao Lan, sinh năm 1946, ở thôn Mãn Hóa, xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, là một đảng viên, người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Ở tuổi 76, ông Dừn vẫn miệt mài nghiên cứu, phục dựng và bảo tồn giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc Cao Lan.

Phải lòng Shấng Cọ

Ngượng nghịu gãi đầu nhưng ánh mắt lấp lánh niềm tự hào kiêu hãnh, anh Trần Văn Hòa thú nhận: 'Mình phải lòng Shấng Cọ từ cái thuở còn cởi truồng tắm sông. Nó còn hơn cả bùa ngải với mình đấy!'. 'Nhưng mà, anh…'. Cảm giác được cái nhìn ngạc nhiên của tôi, anh Hòa bảo: 'Là người Kinh chứ đâu phải dân tộc Cao Lan đâu mà lại có căn duyên với Shấng Cọ chứ gì?'.

Người giữ kho tàng văn hóa dân gian

Trong cộng đồng dân cư của các dân tộc thiểu số, người thầy cúng luôn được mọi người tôn trọng và hiện diện trong nhiều hoạt động của đời sống. Họ là những người thực hành các nghi lễ, tín ngưỡng truyền thống và đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ, truyền dạy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình cho thế hệ sau.

Tuổi trẻ với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc là trách nhiệm của cả cộng đồng, trong đó thế hệ trẻ đóng vai trò không nhỏ. Nhận thức rõ điều đó, tuổi trẻ Tuyên Quang hôm nay đã và đang phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc kế thừa và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, đóng góp vào sự phát triển văn hóa - xã hội của địa phương.

Miệt mài phục dựng và bảo tồn văn hóa dân tộc Cao Lan

Nghệ nhân nhân dân Sầm Văn Dừn, dân tộc Cao Lan (nhóm Sán Chay) ở thôn Mãn Hóa, xã Đại Phú, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) là người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đã sang tuổi 75, ông Dừn vẫn miệt mài nghiên cứu, phục dựng và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc nhằm đưa tinh hoa văn hóa dân tộc Cao Lan vào đời sống xã hội.

Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa: Từ phong trào vào cuộc sống

Sau 20 năm thực hiện phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa' đã tạo được khí thế thi đua sôi nổi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh.