Năm 2023: Hệ thống chính trị 'sàng lọc' cán bộ theo Quy định 96-QĐ/TW

Đầu năm 2023, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 96-QĐ/TW về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị thay thế Quy định số 262-QĐ/TW. Đây được xem là bước thay đổi mạnh mẽ, quyết liệt trong xây dựng chỉnh đốn Đảng, một bước quan trọng để 'sàng lọc' những cán bộ uy tín thấp, năng lực kém...

PHÁT HUY HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI THÔNG QUA HÌNH THỨC LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM VÀ BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM

Lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm là một trong những hình thức hoạt động giám sát quan trọng của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Theo đó, Quốc hội, Hội đồng nhân dân đã 03 lần tiến hành lấy phiếu tín nhiệm. Việc lấy phiếu tín nhiệm đã thu được những kết quả bước đầu quan trọng, giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Quy định 96 bổ sung nhiều tiêu chí đánh giá cụ thể, mạnh mẽ, quyết liệt hơn

Theo ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, Quy định số 96 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị (Quy định 96) có nhiều điểm mới, cụ thể, mạnh mẽ, quyết liệt hơn, nhằm mục đích đánh giá đúng, sử dụng đúng cán bộ, bố trí đúng người, đúng việc; kịp thời thay thế những cán bộ có năng lực hạn chế, vi phạm khuyết điểm, uy tín thấp.

Quy định số 96: Không còn là 'kênh thông tin tham khảo'

Hiệu lực và mức độ khẩn trương của các chế tài ở Quy định số 96 là mạnh, kiên quyết và nhanh hơn. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm không phải là một dữ liệu tư vấn (tham khảo, xem xét) mà là một căn cứ cho việc thực hiện ngay.

Lấy phiếu tín nhiệm giúp cán bộ 'tự soi, tự sửa'

'Trên cơ sở kết quả phiếu, cán bộ tự soi, tự sửa. Nếu kết quả phiếu tín nhiệm cao là động lực động viên cán bộ hăng hái tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ…', bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói.

Vượt lên khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Tổng Bí thư khẳng định, cần tiếp tục đổi mới, nỗ lực phấn đấu, tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi; vượt qua mọi khó khăn, thách thức, để triển khai thực hiện thắng lợi các chương trình, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho nửa cuối của nhiệm kỳ khóa XIII.

Một số điểm mới về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo quản lý

Quy định số 96-QĐ/TW, ngày 02/02/2023 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị đã kế thừa các nội dung còn phù hợp của Quy định số 262, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số nội dung phù hợp với yêu cầu, thực tiễn đặt ra trong tình hình mới…

Lần thứ 3 TƯ lấy phiếu tín nhiệm: Cần công tâm, khách quan, tránh địa phương chủ nghĩa

Việc lấy phiếu tín nhiệm của các ủy viên Trung ương đối với 21 ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải trên tinh thần của những người cộng sản, công tâm, khách quan.

Ông Nguyễn Đức Hà: Cán bộ 'tròn vo' dễ bị tín nhiệm thấp

Theo ông Nguyễn Đức Hà, cán bộ muốn được đánh giá mức tín nhiệm cao phải dám nghĩ, dám làm. Còn nếu giữ mình 'tròn vo' sẽ dễ bị tín nhiệm thấp.

Quán triệt thực hiện nghiêm Quy định 96 trong công tác đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị của tỉnh Thanh Hóa

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn xác định, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Công tác cán bộ là khâu 'then chốt' của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Chính vì vậy mà Đảng ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ và đã ban hành nhiều chủ trương để hoàn thiện công tác cán bộ, nhất là việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý như: Quy định số 262-QĐ/TW, ngày 8-10-2014 của Bộ Chính trị ' Về việc lấy phiếu tín nhiệm với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội'. Đây là một bước tiến lớn trong việc xây dựng, hoàn thiện nội dung lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá cán bộ, tạo cơ sở chính trị, pháp lý cho các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ và tiêu chí đánh giá đối với từng chức danh cán bộ trong hệ thống chính trị.

Lấy phiếu tín nhiệm thường xuyên sẽ cảnh tỉnh những người có vi phạm, khuyết điểm

Nếu việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành thường xuyên thì sẽ góp phần cảnh tỉnh những vi phạm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên. Nếu được nhắc nhở, được cảnh báo thì có thể không dẫn đến hậu quả lớn.

Quy định 96 - điểm đột phá trong công tác đánh giá cán bộ của Đảng

Sau hơn 9 năm thực hiện Quy định số 262-QĐ/TW ngày 18-10-2014 của Bộ Chính trị (gọi tắt là Quy định 262), ngày 2-2-2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 96-QĐ/TW 'Về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị' (gọi tắt là Quy định 96), để thay thế cho Quy định 262. Quy định 96 tiếp tục nhấn mạnh vị trí, vai trò, tầm quan trong của khâu 'then chốt' trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đồng thời thể hiện sự phát triển về mặt tư duy, lý luận của Đảng trong công tác cán bộ, từng bước tháo gỡ 'điểm nghẽn', 'khâu khó' trong công tác đánh giá cán bộ, hướng đến mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Quyết tâm lớn của Đảng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ

Ngày 2/2/2023, Bộ Chính trị ban hành Quy định 96-QĐ/TW về việc 'Lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị' (Quy định 96), thể hiện rõ những bước tiến mới trong việc đánh giá cán bộ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở nước ta đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Bà Trương Thị Mai: Một số cán bộ đạt phiếu tín nhiệm cao nhưng sau đó lại vi phạm kỷ luật

Theo Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai, trong quá trình tổng kết việc lấy phiếu tín nhiệm đã có một số hạn chế, một số cán bộ đạt phiếu tín nhiệm cao nhưng sau đó lại vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước.