Thêm động lực cho HTX trồng rừng gỗ lớn

Sản xuất rừng gỗ lớn thực chất vẫn còn mới mẻ với nhiều cá nhân thành viên và HTX dù lợi ích của mang lại không hề nhỏ. Theo các chuyên gia, để đáp ứng nhu cầu và các tiêu chuẩn xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ cần tăng mức hỗ trợ cũng như tăng khả năng tiếp cận các chính sách cho người dân, HTX lâm nghiệp, từ đó mở rộng diện tích rừng được cấp chứng nhận.

Thúc đẩy công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ

Với tiềm năng phát triển ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, các tỉnh phía bắc Tây Nguyên gồm Gia Lai và Kon Tum luôn có những định hướng, giải pháp nâng giá trị sản phẩm gỗ và tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành gỗ đang đứng trước nhiều thách thức về vùng nguyên liệu, thị trường, bảo hộ thương mại, truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp... gây khó khăn cho các doanh nghiệp tiếp cận các chính sách, phương thức chuyển đổi để thích nghi trong kinh doanh.

Nhiều rào cản trong phát triển HTX lâm nghiệp quy mô lớn

Sản xuất lâm nghiệp bền vững cần nguồn vốn lớn nhưng các chính sách hỗ trợ người dân, HTX trong lĩnh vực này vẫn còn chồng chéo, thậm chí chưa phù hợp với thực tiễn đầu tư nên chưa thu hút người dân tham gia và khiến mô hình HTX lâm nghiệp chưa phát triển mạnh mẽ.

Gia Lai: Nhiều địa phương gặp khó trong trồng rừng

Theo kế hoạch năm 2023, tỉnh Gia Lai sẽ trồng 8.000 ha rừng gồm: 6.278 ha rừng sản xuất, 120 ha rừng phòng hộ, 30 ha rừng đặc dụng và 1.572 ha cây phân tán. Song đến nay, toàn tỉnh mới trồng được hơn 5.210 ha rừng (đạt 65,1% kế hoạch), trong khi tại khu vực phía Tây tỉnh đã kết thúc thời vụ trồng rừng năm 2023.

Đắk Lắk: Công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước còn nhiều hạn chế

Cục Thuế chậm điều chỉnh đơn giá thuê đất, bố trí kế hoạch vốn cho một số dự án trước khi có quyết định đầu tư, sử dụng vốn đầu tư còn sai sót về khối lượng, đơn giá… là hàng loạt bất cập, tồn tại vừa được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) thẳng thắn chỉ ra tại báo cáo kiểm toán ngân sách địa phương năm 2022 của tỉnh Đắk Lắk. Cùng đó, KTNN đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk xử lý tài chính gần 493 tỷ đồng và chỉ đạo các đơn vị có liên quan chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công tại địa phương.

Ayun Pa: Nan giải bài toán trồng rừng

Do điều kiện khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng phức tạp cùng với những bất cập trong chính sách hỗ trợ khiến công tác trồng rừng tại thị xã Ayun Pa những năm qua gặp nhiều khó khăn.

Tăng mức hỗ trợ từ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng

BBK -UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định 1631/ QĐ-UBND ngày 11/9/2023 quy định mức hỗ trợ đối với một số hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp để thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh.

Đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ khoán bảo vệ rừng 400.000 đồng/ha

Đây là mức hỗ trợ mà mỗi hộ đồng bào dân tộc thiểu số sẽ nhận được trong công tác thực hiện phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp gắn liền với bảo vệ rừng theo quy định tại Thông tư số 55/2023-TT/BTC.

Ngày này năm xưa 14/9: Ban hành quy định về đăng ký kinh doanh

Ngày này năm xưa 14/9 là ngày ký Tạm ước Việt Nam – Pháp năm 1946; Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký kinh doanh.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Nhằm hoàn thành mục tiêu Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy Gia Lai về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, UBND tỉnh đã ban hành chương trình hành động, xây dựng kế hoạch chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ rừng triển khai thực hiện.

Khai thác rừng chưa đảm bảo phương án đã được phê duyệt

Đây là kết quả kiểm tra của UBND huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) về việc khai thác rừng thông tại núi Linh Trường, xã Hoằng Trường và xã Hoằng Yến. Kết quả đo bằng máy GPS có tọa độ và kích thước băng chặt, băng chừa và mật độ cây còn lại chưa đảm bảo theo phương án được chấp thuận, có băng rộng hơn (từ 1m đến 12 m), có băng hẹp hơn (dưới 20m).

Kiểm tra, xác minh phản ánh về khai thác rừng thông tại các xã Hoằng Yến, Hoằng Trường để trồng cây ăn quả

Vừa qua, dư luận xôn xao về hàng chục ha rừng thông trên núi Linh Trường (thuộc 2 xã Hoằng Yến và Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa) bị đốn hạ, khiến người dân lo lắng.

Ia Grai không đạt kế hoạch trồng rừng vì kinh phí hỗ trợ thấp

Từ năm 2017 đến nay, huyện Ia Grai chỉ mới trồng được 1.550 ha rừng tập trung, đạt khoảng 50% kế hoạch. Nguyên nhân là do kinh phí hỗ trợ trồng rừng thấp khiến người dân không mặn mà.

Trồng rừng gỗ lớn - vượt qua thách thức để phát triển bền vững. Bài 3: Tạo động lực từ chính sách, hoạt động hỗ trợ

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu: xây dựng Quảng Trị trở thành trung tâm cung cấp gỗ nguyên liệu và chế biến gỗ từ rừng trồng của khu vực miền Trung. Để thực hiện mục tiêu này, giai đoạn 2022 -2025 tỉnh xây dựng vùng nguyên liệu rừng trồng gỗ lớn có chứng chỉ FSC trên địa bàn 5 huyện gồm: Hải Lăng, Cam Lộ, Triệu Phong, Gio Linh và Vĩnh Linh với khoảng 5.000 ha. Qua đó nâng diện tích rừng loại này lên khoảng 28.000 ha, đến năm 2030 phấn đấu đạt 30.000 ha. Để phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn cần có thêm chính sách, hoạt động hỗ trợ, tạo động lực để nhiều hộ dân tham gia.

Những câu chuyện thành công từ việc trồng rừng ở Gia Lai

Gia Lai có diện tích đất lâm nghiệp chiếm hơn 70% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Tuy nhiên, do khai thác quá mức, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phá rừng trái phép, diện tích rừng tự nhiên của tỉnh đã giảm sút nghiêm trọng trong những năm qua. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến nguồn lợi lâm sản, mà còn gây ra những hậu quả tiêu cực về môi trường và đời sống người dân.

Chư Prông thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế-xã hội

Với kết quả đạt và vượt 17/22 chỉ tiêu đề ra trong năm 2022, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã tạo được nền tảng để tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVII và HĐND huyện nhiệm kỳ 2021-2026.

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời về việc giải quyết kiến nghị của cử tri

Cử tri kiến nghị liên quan đến việc UBND tỉnh, các sở ngành yêu cầu thu hồi lại kinh phí đã hỗ trợ trồng rừng trên diện tích bị chết không đảm bảo mật độ theo Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30-10-2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Báo Gia Lai điện tử xin trích đăng nội dung trả lời về vấn đề nêu trên.

Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng: Chuyển biến tích cực

Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được xác định là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, những năm qua, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở ở Gia Lai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, tạo chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Bộ Nông nghiệp và PTNT trả lời cử tri Gia Lai về việc thực hiện Đề án tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên

Bộ Nông nghiệp và PTNT trả lời cử tri Gia Lai về việc thực hiện Đề án tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên.

Đề xuất kinh phí hỗ trợ hoạt động bảo vệ rừng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025.

Bộ Nông nghiệp và PTNT trả lời cử tri Gia Lai về chính sách đối với người trồng rừng, tăng số lượng kiểm lâm viên

Bộ Nông nghiệp và PTNT trả lời cử tri Gia Lai về chính sách đối với người trồng rừng, tăng số lượng kiểm lâm viên.

Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Giao thông-Vận tải trả lời cử tri Gia Lai về các kiến nghị liên quan

Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Giao thông-Vận tải trả lời cử tri Gia Lai về hỗ trợ gia đình, cá nhân được giao khoán bảo vệ rừng; đầu tư tuyến đường từ Di tích Plei Ơi đến quốc lộ 25. Báo Gia Lai điện tử xin trích đăng nội dung trên.

Cần khai thác tổng hợp đa giá trị từ hệ sinh thái rừng

Lâu nay, nói đến rừng, người ta thường chỉ nghĩ đến gỗ, lâm sản và tìm mọi cách để khai thác. Thế nhưng, rừng còn nhiều giá trị khác chưa được quản lý, khai thác và sử dụng một cách hiệu quả: Giá trị cảnh quan để phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai và biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, bán tín chỉ carbon (CO2)...

Tồn tại trong công tác trồng, quản lý và bảo vệ rừng

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh vừa có buổi làm việc với UBND tỉnh và một số sở, ngành về công tác trồng rừng và quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2021. Các ông, bà: Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Ayun HBút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc.

Lễ cúng tạ ơn Thần Rừng đầu năm

Khi mai rừng đua nở cũng là lúc người Jrai tổ chức lễ cúng tạ ơn Thần Rừng đã che chở, bảo vệ dân làng. Vui xuân nhưng mọi người vẫn luôn nhắc nhở mình không được quên việc phối hợp với các cơ quan chức năng để bảo vệ rừng.

Kông Chro: Trồng rừng sản xuất để thoát nghèo

Qua 4 năm triển khai trồng rừng sản xuất, không chỉ diện tích rừng trồng được mở rộng mà còn mở ra hướng đi mới giúp người dân huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) vươn lên thoát nghèo.

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri liên quan đến một số chính sách và trồng rừng

Công văn số 1673/UBND-NC của UBND tỉnh Gia Lai về việc trả lời và chỉ đạo giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri theo Kế hoạch giám sát số 61/KH-HĐND ngày 19-10 của Thường trực HĐND tỉnh, Báo Gia Lai điện tử trích đăng nội dung UBND tỉnh báo cáo kết quả giải quyết và chỉ đạo giải quyết.

Gia Lai tiếp tục tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị trực tuyến toàn tỉnh sơ kết 4 năm thực hiện Chương trình số 38-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Sáng 20-8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh sơ kết 4 năm thực hiện Chương trình số 38-CTr/TƯ, ngày 29-3-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triền khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12-1-2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Tiếp tục quan tâm công tác trồng và bảo vệ rừng

Sau 5 năm thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, tỉnh Quảng Trị đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Kinh tế lâm nghiệp của tỉnh chuyển đổi từ khai thác tài nguyên rừng sang bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên và trồng mới, kinh doanh lâm nghiệp toàn diện, phát triển các giá trị dịch vụ hệ sinh thái rừng, sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi, gắn phát triển kinh tế lâm nghiệp với bảo vệ môi trường sinh thái, quốc phòng - an ninh và an sinh xã hội, tăng thu nhập cho người dân làm nghề rừng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Kết quả sản xuất lâm nghiệp đã đưa Quảng Trị trở thành một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về trồng rừng có chứng chỉ và là tỉnh có độ che phủ rừng cao. Để phát huy những thành tựu đã đạt được, tiếp tục phát triển lâm nghiệp bền vững, tại kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh khóa VII đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 12/5/2021 về Dự án Trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Đề xuất chính sách đầu tư phát triển rừng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản trong lâm nghiệp.

Ứng dụng công nghệ cao để phát triển rừng nhanh, chống biến đổi khí hậu

'ứng dụng công nghệ cao trong Lâm nghiệp là yếu tố then chốt, tạo động lực phát triển rừng nhanh và hiệu quả; Đặc biệt là việc đẩy mạnh cầu tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp nâng cao chuỗi giá trị và tính chống chịu trước Biến đổi khí hậu'.

Gắn biển 'Trung tâm sản xuất giống cây lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ'

Việc đưa Trung tâm giống cây lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Nghệ An vào hoạt động sẽ tạo nên chuỗi giá trị ngành hàng liên kết hữu cơ từ công đoạn sản xuất giống cây lâm nghiệp, trồng rừng thâm canh, khai thác, chế biến sản xuất gỗ, lâm sản ngoài gỗ và sàn giao dịch gỗ tầm khu vực.