Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp xúc cử tri huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Sáng 9/5, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Vĩnh Phúc đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Tam Dương trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO BÙI THANH SƠN CÙNG ĐOÀN ĐBQH TỈNH VĨNH PHÚC TIẾP XÚC CỬ TRI HUYỆN TAM DƯƠNG

Sáng 09/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc gồm các đồng chí: Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Nguyễn Văn Mạnh, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Thái Quỳnh Mai Dung, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Tam Dương trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Vĩnh Phúc: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Lập Thạch

Sáng 8/5, tại hội trường UBND xã Thái Hòa, huyện Lập Thạch, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Vĩnh Phúc đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Lập Thạch trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cử tri Vĩnh Phúc kiến nghị nhiều vấn đề trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV

Nhiều kiến nghị của cử tri được gửi đến Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Vĩnh Phúc trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV.

ĐOÀN ĐBQH TỈNH VĨNH PHÚC TIẾP XÚC CỬ TRI LÀ CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TRƯỚC KỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XV

Sáng 05/5/2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc gồm các ông, bà: Dương Văn An, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc; Nguyễn Văn Mạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc; Lê Tất Hiếu, Tỉnh ủy viên, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; Thái Quỳnh Mai Dung, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; Trần Văn Tiến, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã có buổi tiếp xúc cử tri là công nhân lao động trên địa bàn tỉnh trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam dự cuộc họp Nhóm Công tác của AIPA tại Indonesia

Từ ngày 17 - 18.1, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tham dự Nhóm Công tác về Hướng dẫn của AIPA về sự tham gia của các đối tác và Thư viện Pháp luật số AIPA tại Jakarta, Indonesia.

ĐOÀN ĐBQH VIỆT NAM THAM DỰ NHÓM CÔNG TÁC VỀ SỰ THAM GIA CỦA CÁC ĐỐI TÁC VÀ THƯ VIỆN PHÁP LUẬT SỐ AIPA

Từ ngày 17-18/01/2024, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tham dự Nhóm Công tác về Hướng dẫn của Hội đồng Liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) về sự tham gia của các đối tác và Thư viện Pháp luật số AIPA tại Jakarta, Indonesia.

Cần đánh giá tổng kết sau khi kết thúc dự án

Liên quan đến tối đa 70% vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, xác định rõ nguyên tắc tiêu chí lựa chọn cơ quan chủ quản đối với các dự án giao thông đường bộ đi qua địa phương, đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung nhất trí với sự cần thiết ban hành nghị quyết thí điểm. Tuy nhiên, đại biểu nhận thấy một số nội dung, chính sách của Quốc hội đã đưa vào nghị quyết 43 về chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội chưa được đánh giá, tổng kết.

Ủng hộ Công đoàn xây nhà ở xã hội cho công nhân thuê

Đa số đại biểu Quốc hội khi thảo luận về Luật Nhà ở (sửa đổi) đã ủng hộ phương án Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê

XÂY DỰNG NHÀ LƯU TRÚ CẢ TRONG VÀ NGOÀI KHU CÔNG NGHIỆP SẼ TẠO THUẬN LỢI CHO CÔNG NHÂN

Góp ý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm về xây dựng nhà lưu trú công nhân trong và ngoài khu công nghiệp. Đa số các đại biểu tán thành với việc xây dựng nhà lưu trú công nhân cả trong và ngoài khu công nghiệp, giúp giải quyết được nhiều vướng mắc, tạo thuận lợi cho công nhân khu công nghiệp.

Đa số ủng hộ Tổng LĐLĐ Việt Nam làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội

Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình và ủng hộ việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động

Tháo gỡ thực trạng phát triển nhà ở xã hội chưa hiệu quả

Giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội tại dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) là quy định với mục đích rất nhân văn, góp phần tháo gỡ thực trạng phát triển nhà ở xã hội chưa thực sự hiệu quả hiện nay. Khẳng định như vậy, tại phiên thảo luận về dự luật này chiều 26.10, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đề nghị, nên mở rộng đối tượng được thuê loại hình nhà ở xã hội do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ đầu tư.

ĐBQH tranh luận việc giao Tổng Liên đoàn Lao động làm chủ tư dự án nhà ở xã hội

Chiều 26/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã tranh luận về hai phương án cho phép hay không cho phép Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm cơ quan chủ quản các dự án đầu tư nhà ở xã hội.

Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của Luật Nhà ở (sửa đổi) với các luật liên quan

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc đánh giá cao hồ sơ, tài liệu dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) trình Quốc hội từ rất sớm và đúng hạn.

Đảm bảo quyền sử dụng nước thiết yếu của người dân

Đây là vấn đề được đặt ra tại phiên thảo luận của Quốc hội tại Hội trường về dự thảo luật Tài nguyên nước (sửa đổi), sáng 26/10.

Đề xuất thiết kế mô hình quản lý dữ liệu tài nguyên nước tập trung

Trong ngày làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV (26/10), Quốc hội tiếp hành thảo luận dự thảo luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.

ĐBQH THÁI QUỲNH MAI DUNG: CẦN QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ QUẢN LÝ HÀNH LANG BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC

Quan tâm tới quy định quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trong dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng không chỉ bảo vệ an toàn công trình hay bảo vệ đê điều, an toàn trong giao thông thủy mà cần quy định rõ trong phạm vi các hành lang bảo vệ nguồn nước phải được quản lý, bảo vệ nhằm mục đích là bảo vệ nguồn nước.