Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Lào

Khắc sâu lời dạy của Bác Hồ kính yêu: Việt Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long, những năm qua, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, tăng cường hoạt động công tác đối ngoại nhân dân, phát huy truyền thống tốt đẹp giữa hai dân tộc và hai nước.

Ông Đặng Minh Nhật tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Trung

Ngày 13/1, Hội Hữu nghị Việt - Trung tỉnh Phú Yên tổ chức đại hội lần thứ IV (nhiệm kỳ 2023-2028). Ông Phạm Thanh Chung, Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh cùng nhiều đại biểu đến dự.

Thúc đẩy chuỗi liên kết trong các HTX đưa nông sản Bình Phước vươn xa

Tỉnh Bình Phước đang đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết trong các HTX nhằm đưa nông sản vươn xa trên thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Đây là tín hiệu vui, tạo ra 'chất keo' gắn kết kinh tế tập thể ở vùng đất đỏ bazan, góp phần giúp người dân nơi đây, trong đó có bà con dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững, vươn lên khá giả.

Chuyển đổi số trong sản xuất nông sản: Giảm chi phí nhân công, tăng năng suất

Những năm gần đây, lực lượng lao động đang có sự chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp, nông sản sang các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao.

Đổi thay ở vùng đất cuối dãy Trường Sơn

Nếu Tuyên Quang là thủ đô cách mạng thời kháng chiến chống Pháp thì Lộc Ninh là thủ phủ của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thời chống Mỹ, với nhiều di tích lịch sử đặc biệt như Sân bay quân sự Lộc Ninh, Khu di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (Căn cứ Tà Thiết). Vùng đất Lộc Ninh đang đổi thay từng ngày, đời sống người dân được nâng cao, nhưng cần những dự án hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, xứng tầm với vị trí cửa ngõ chiến lược của tỉnh.

Liên kết để phát triển

Tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, bền vững, phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn đang là hướng đi chủ đạo ở huyện biên giới Lộc Ninh. Qua đó, nhằm giảm chi phí sản xuất, tạo nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng, đồng thời tạo môi trường sống trong lành cho người dân.

Lợi thế từ chuyển đổi số nông nghiệp

Tiếp tục tăng cường ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) trong sản xuất nông nghiệp, để nông nghiệp số thực sự 'cất cánh', các cấp, ngành của tỉnh Bình Phước đang thực hiện nghiêm Nghị quyết số 04-NQ/TU về CĐS trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hình thành chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh. Trong nhóm 5 mô hình thí điểm CĐS toàn diện, UBND tỉnh đã giao Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành liên quan, doanh nghiệp công nghệ thông tin cung cấp thiết bị, phần mềm và các dịch vụ tiện ích khác để thực hiện thí điểm CĐS toàn diện cho HTX hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang, huyện Lộc Ninh và HTX thương mại - dịch vụ nông nghiệp Phước Thiện (HTX Phước Thiện), huyện Bù Đốp.

Chủ động trong nền kinh tế số

Theo Chương trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nông nghiệp được xác định là 1 trong 8 ngành ưu tiên. Thúc đẩy CĐS trong nông nghiệp nói chung và lĩnh vực hợp tác xã (HTX) nói riêng là hướng đi tất yếu nhằm thay đổi phương thức quản lý và tổ chức sản xuất, kinh doanh, tạo sản phẩm chất lượng, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

HTX 'sống khỏe' từ sản xuất tiêu hữu cơ

Tiêu hữu cơ được đánh giá là cây xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho người nông dân sống tại vùng biên giới Lộc Ninh của tỉnh Bình Phước. Nhiều hộ dân vẫn 'sống khỏe' nhờ trồng tiêu theo hướng hữu cơ, bất chấp thời tiết thất thường, sâu bệnh phá hoại, giá cả bấp bênh...