Nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu

Quảng Ninh hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, bền vững và hiệu quả với quy mô sản xuất hàng hóa lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, tập trung vào các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh... Hiện thực hóa mục tiêu này, thời gian qua, tỉnh chú trọng tập trung nhiều giải pháp, trong đó tích cực hoàn thiện các thủ tục pháp lý, nâng cao chất lượng nông sản, nhất là nông sản xuất khẩu.

Một số chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' trên thế giới

Phong trào 'Mỗi làng một sản phẩm (One Village One Product - OVOP)' bắt đầu được khởi xướng ở tại tỉnh Oita, Nhật Bản vào năm 1979. Từ đó, Phong trào OVOP đã lan tỏa và được triển khai thực hiện ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Hướng tới nền nông nghiệp tăng trưởng xanh

Chiều 17/11, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm, tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) đã phối hợp với tỉnh Hokkaido (Nhật Bản) tổ chức hội thảo chuyên đề nông nghiệp tăng trưởng xanh.

Hợp tác về nông lâm thủy sản với Nhật Bản

Nằm trong chương trình Lễ hội Hokkado tại Hạ Long năm 2023, ngày 17/11, tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và tỉnh Hokkaido (Nhật Bản) đã tổ chức hội thảo chuyên đề nông nghiệp tăng trưởng xanh.

Quảng bá, tôn vinh sản phẩm khởi nghiệp - OCOP của phụ nữ miền Bắc

Hội chợ quảng bá giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp - OCOP do TƯ Hội LHPN Việt Nam tổ chức, nằm trong chuỗi các sự kiện vòng Chung kết cấp Vùng, khu vực miền Bắc, Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2023 chính thức khai mạc vào ngày 7/9/2023 tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

Chương trình OCOP được triển khai ở Việt Nam từ khi nào?

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 về việc phê duyệt Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' giai đoạn 2018-2020 nhằm phát triển ngành nghề, kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững trên phạm vi cả nước.

Thay đổi cách tiếp cận, tạo ra 'linh hồn' cho sản phẩm OCOP

Chương trình OCOP được triển khai và lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp ở 63 tỉnh, thành với sự vào cuộc của các cấp, ngành. Để thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP hơn nữa, cần phải thay đổi cách tiếp cận và có những hướng đi mới.

Mạng lưới Làng ASEAN nhằm thúc đẩy hợp tác toàn diện khu vực

Mạng lưới Làng ASEAN (AVN) sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực hợp tác khi triển khai bao gồm: làng du lịch, làng kỹ thuật số và mỗi làng một sản phẩm (OVOP), nhằm thúc đẩy kết nối và phát triển toàn diện trong khu vực.

Hội thảo APEC về thúc đẩy 'Mỗi làng một sản phẩm' (OVOP) thông qua thương mại điện tử

Ngày 6/4/2023, Hội thảo APEC về thúc đẩy 'Mỗi làng một sản phẩm' (OVOP) thông qua thương mại điện tử do Bộ Công Thương tổ chức đã chính thức khai mạc tại Hà Nội.

'Ngoài kia gió đang thổi', nông nghiệp – nông thôn phải thay đổi

'Ngoài kia gió đang thổi, thế giới đang thay đổi, chúng ta không thể tiếp tục mãi thế này'!Chuyển từ theo đuổi giá sang vừa tạo ra giá trị gia tăng vừa giảm thiểu chi phí sản xuất, chi phí xã hội, chi phí môi trường.Hàn Quốc có khẩu hiệu: 'Nông nghiệp là sinh mạng, nông thôn là tương lai'. Nhật Bản quan niệm 'Ruộng vườn đẹp đẽ là một trong ba phẩm cách quốc gia', cùng với đạo đức xã hội và đào tạo nhân tài cho thế giới.

Mở cửa thị trường trái cây, thịt gia cầm tại Nhật Bản

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thúc giục Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản nhanh chóng hoàn thành thủ tục để mở của cho quả nhãn tươi của Việt Nam xuất khẩu vào nước này trong vụ thu hoạch năm 2022. Cùng với đó, đề nghị Nhật Bản áp dụng kiểm tra trực tuyến với việc xuất khẩu gia cầm đã qua xử lý nhiệt sang Nhật Bản…

Thúc đẩy hợp tác nông, lâm ngư nghiệp giữa Việt Nam - Nhật Bản

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan vừa có các buổi làm việc song phương với nhiều cơ quan, tổ chức của nước bạn nhằm thúc đẩy hợp tác nông, lâm ngư nghiệp hai nước.

Thúc đẩy hợp tác nông, lâm, ngư nghiệp Việt Nam-Nhật Bản

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ngày 24/11, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã có các buổi làm việc song phương với nhiều cơ quan, tổ chức của nước bạn nhằm thúc đẩy hợp tác nông, lâm, ngư nghiệp hai nước.

Việt Nam-Nhật Bản thúc đẩy hợp tác về nông, lâm ngư nghiệp

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông báo việc mở cửa thị trường cho quýt Uysu của Nhật Bản vào Việt Nam từ tháng 10/2021. Phía Việt Nam đề nghị Nhật Bản mở cửa cho quả nhãn tươi trong vụ thu hoạch năm 2022.

Lào Cai có 100 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP của Nhật Bản

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Lào Cai vừa tổ chức hội nghị xếp loại các sản phẩm OCOP đợt 1 lần 2 năm 2021 theo quy định của Trung ương.

Chương trình OCOP là hạt nhân để đẩy mạnh các sản phẩm có chất lượng cao

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, việc đẩy mạnh chương trình OCOP có vai trò quan trọng, là hạt nhân để đẩy mạnh các sản phẩm có chất lượng cao, khối lượng lớn, có giá trị gia tăng cao. Từ đó, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế nông thôn, đời sống người dân ở nông thôn sẽ cải thiện.

OCOP là một chương trình phát triển kinh tế nông thôn trọng tâm

Sáng 23/3, Hội nghị tổng kết Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020 diễn ra tại Hà Nội. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chủ trì hội nghị.

Xúc tiến thương mại chắp cánh cho sản phẩm OCOP

Công tác xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được các Bộ, ngành triển khai tích cực và có hiệu quả. Đặc biệt, Bộ Công Thương đã nhanh chóng ban hành Tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP giúp cho cả nước có trên 142 trung tâm, điểm bán hàng OCOP. Hội chợ triển lãm cấp tỉnh, khu vực với sự tham gia của hơn 10 nghìn gian hàng OCOP đã trở thành thương hiệu của địa phương và điểm đến của người tiêu dùng.

Kết nối tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP tại Hà Nội

Để sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền có chỗ đứng trên thị trường cần có đầu mối hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở phát triển, hoàn thiện sản phẩm; chuẩn hóa hồ sơ nhằm đưa sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền vào hệ thống kênh phân phối hiện đại, các hệ thống bán lẻ và các điểm phân phối giới thiệu sản phẩm trên địa bàn TP Hà Nội.

Thúc đẩy hợp tác nông, lâm ngư nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam đề nghị Nhật Bản nhanh chóng hoàn thành thủ tục để mở cửa cho quả nhãn tươi của Việt Nam vào Nhật Bản, trong vụ thu hoạch năm 2022. Hai bên cũng thống nhất sẽ thúc đẩy việc mở của thị trường cho quả bưởi của Việt Nam và nho của Nhật Bản trong thời gian sớm nhất.

Phát triển du lịch gắn với Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm'

Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) với mục tiêu góp phần phát triển kinh tế nông thôn; nâng cao thu nhập, đời sống Nhân dân; bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn... Đây cũng là những điều kiện cần thiết để khai thác và phát triển du lịch.

Người Việt du lịch khám phá đất Việt, giải pháp không chỉ thời hậu Covid

Kích cầu nội địa không chỉ là bài toán đặt ra trong ngắn hạn, thời hậu Covid mà cần được xem như một vấn đề cốt yếu đối với sự tăng trưởng của ngành kinh tế được định hướng là mũi nhọn của Việt Nam.

Để sản phẩm truyền thống Việt Nam vươn ra thế giới

Nhờ những chính sách đúng đắn thúc đẩy phát triển làng nghề để người dân 'ly nông bất ly hương', nhiều làng nghề của Việt Nam đã vươn mình mạnh mẽ, xuất khẩu sản phẩm ra thế giới.

Chương trình OCOP gia tăng giá trị tài nguyên bản địa

Thời gian qua, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) góp phần đưa kinh tế khu vực nông thôn tỉnh nhà sang trang mới. Phát huy kết quả đạt được, Đồng Tháp tích cực triển khai chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' - OCOP tạo nên'điểm nhấn' trên hành trình xây dựng NTM khi gia tăng giá trị tài nguyên bản địa, nâng cao thu nhập cho người dân.

OCOP - tạo thương hiệu sản phẩm cho từng vùng

Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp là một chủ trương lớn đang được các địa phương trong toàn quốc triển khai. Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện.

Hà Nội đẩy mạnh triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm

Trong năm 2019, Hà Nội có 2 huyện và 1 thị xã; và năm 2020 có 4 huyện đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện nay, Hà Nội cũng đang đẩy mạnh triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Chương trình OCOP: 'Bà đỡ' cho sản phẩm nông thôn tiêu biểu Nghệ An

Nghệ An có diện tích rộng nhất cả nước với 16.493 km2, đất đai trù phú, sở hữu nhiều nông sản phẩm đặc sắc và có giá trị cao...Chương trình OCOP được phê duyệt sẽ là tiền đề, 'bà đỡ' quan trọng nâng cao nhận thức trong sản xuất và kinh doanh, hỗ trợ phát triển cho các sản phẩm địa phương.

Khu vực Bắc Trung bộ: Sẽ chuẩn hóa 309 sản phẩm OCOP đến năm 2020

Xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu trên cơ sở phát triển Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) sẽ đóng vai trò then chốt, nòng cốt để thúc đẩy thúc đẩy khu vực kinh tế nông thôn Bắc Trung bộ phát triển hiệu quả và bền vững.

Xây dựng NTM vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ: Những kinh nghiệm từ thực tiễn

Tại hội nghị tổng kết 10 năm các đại biểu đã trình bày một số tham luận, nêu bật những kinh nghiệm, những cách làm hay, những mô hình sáng tạo trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM: xây dựng thôn bản NTM; xây dựng khu dân cư kiểu mẫu và vườn mẫu NTM...