Mới gặp đã xa

Anh Nguyễn Viết Khi sinh 1944 tại Gia Thanh - Gia Viễn - Ninh Bình. Nhập ngũ 1965, vào C10D15E284 pháo phòng không. Người nhỏ gọn, nhanh nhẹn, tính tình luôn vui vẻ với mọi người. Mới đầu anh được phân công làm chiến sĩ thông tin ở bộ phận chỉ huy.

Người lính Trường Sơn can trường góp sức xây dựng nông thôn mới

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Quang Hạnh đang sống tại xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông là người lái xe gan dạ, can trường trên những nẻo đường Trường Sơn. Ở thời bình, ông chủ động hiến đất làm đường, góp của xây dựng nông thôn mới ở quê hương, trở thành tấm gương để mọi người học tập.

'Chú Tuấn'

Gương mặt đôn hậu, khi trò chuyện luôn nhẹ nhàng, từ tốn nhưng đã bắt đầu vào công việc thì lúc nào cũng nghiêm túc, sát sao, tỉ mỉ… Đó là những cảm nhận của tôi về Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn (Hoàng Tuấn), nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó chủ nhiệm về chính trị Tổng cục Kỹ thuật, Phó chủ tịch Thường trực Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội Trường Sơn).

Đại tướng quân và viên hạ sĩ

Giữa vườn xanh, những sợi nắng chếch buổi hoàng hôn đẹp quá. Ông gọi Hà phu nhân đứng lại trong vùng nắng, nâng máy và quỳ xuống ngắm. Nhìn ông nâng chiếc máy ảnh và chăm chú lấy nét, tôi cảm giác đó là một nghệ sĩ thực thụ đang tác nghiệp, đó là một người lính đang nâng súng, thành thục đến lão luyện…

Ký ức chiến tranh: Vào trận -P32

Đêm 26-1-1973, đơn vị chúng tôi nhận lệnh đứng chân giành dân, giữ đất ở Tân Phú (địa bàn quen thuộc vốn trước đây đã tác chiến). Do ảo tưởng và chủ quan, tin vào việc nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp định của chính quyền và quân đội Sài Gòn nên chúng tôi gần như không chuẩn bị phương án tác chiến. Thậm chí nhiều đơn vị không đào công sự chiến đấu.

Ký ức chiến tranh: Xẻ dọc Trường Sơn - P6

Trên đầu chúng tôi vẫn vè vè tiếng OV10 và L19. Ở phía Đông, tiếng đại bác vẫn ùng... oàng... dội lại rồi có tiếng gào rít của chiến đấu cơ và tiếng bom. Phía ấy, chắc bộ đội ta đang chống càn...

Gương cựu chiến binh giỏi

Khi mới gặp thầy Nguyễn Đình Hào (trường THPT Nguyễn Trãi, Nhị Khê-Thường Tín-Hà Nội), không ai nghĩ rằng thầy là người chiến sĩ cao xạ pháo gan dạ năm nào, từng anh dũng chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng-Thanh Hóa trong những năm không quân Mỹ đánh phá ác liệt Miền Bắc nước ta.

Ký ức chiến tranh: Xẻ dọc Trường Sơn - P1

17 giờ, ngày 11-11-1971, chúng tôi được lệnh lên xe từ rừng cao su của nông trường 1-5 tại địa phận xã Cự Nẫm (Bố Trạch, Quảng Bình). Vào đầu mùa khô nhưng trời vẫn lất phất mưa và se lạnh. Đoàn xe Gats 63, mấy chục chiếc nối đuôi nhau lầm lũi tiến sang phía Tây... Càng đi sâu vào Trường Sơn, tiết trời càng lạnh.

Cựu binh Nguyễn Văn Hồng, tôi luyện trong chiến trận, 'tiếp lửa' ở thời bình

Trở về với đời thường, thương binh - cựu binh Nguyễn Văn Hồng (SN 1950), ở xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu) vẫn giữ nguyên phẩm chất người lính Cụ Hồ, tích cực tham gia hoạt động tiếp lửa truyền thống như là một cách tri ân những đồng đội, đồng chí đã hy sinh vì sự nghiệp vệ quốc.

Ký ức trên đường tiến về Sài Gòn

Tháng 4, khi cả nước hướng về ngày non sông liền một dải, chúng tôi tìm gặp CCB Tạ Duy Sản (trú tại phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình). Đã gần nửa thế kỷ trôi qua, song ký ức về những ngày tháng tiến về Sài Gòn, góp phần vào phút giây 'Ta đi trong muôn ánh sao vàng, rừng cờ tung bay...' chưa khi nào phai nhạt trong CCB Tạ Duy Sản.

Ký ức một tết sớm ở Lào

Không khí đón tết thật rộn ràng. Mặc cho trên trời máy bay địch gầm rú, chúng tôi, số còn lại ở hậu cứ thay nhau mổ lợn, giã giò, gói bánh, đi đánh cá… và đọc thư nhà.

Những ngày ở Nam Lào

Chia tay đồng đội ở tiểu đoàn bộ. Chúng tôi về lán của tổ đài. Đi qua bìa rừng một đoạn rồi mà vẫn thấy đi. Tôi hỏi sao lán của mình ở xa D bộ thế. Có bộ phận nào ở cùng chúng ta không.

Chuyện về một nữ du kích năm xưa

Trong thời điểm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của quê hương Quảng Trị vừa qua, chúng tôi may mắn được người quen giới thiệu về một nữ du kích dũng cảm năm xưa và là một người phụ nữ trung hậu, đảm đang của ngày hôm nay. Bà là Trần Thị Diệp, (68 tuổi), nhà ở Kiệt 33 đường Đặng Dung, TP. Đông Hà - người được biết đến là một nữ xã đội phó trẻ tuổi nhất huyện Triệu Phong trong những năm tháng chiến tranh, giai đoạn từ năm 1972 - 1975.

Kỷ niệm 50 năm giải phóng Quảng Trị: Trên những nẻo đường chiến dịch (kỳ 4)

Tôi nhớ suốt đời đêm hành quân ấy. Phía trước vừa đánh vừa mở đường. Mọi người cứ bám theo nhau đi trong ánh trăng suông và pháo sáng chập chờn. Vừa đi vừa căng tai mắt để nhận đường, nghe tiếng pháo nổ gần xa để phản xạ kịp thời. Có những lúc pháo biển cấp tập, mảnh đạn xé gió phát đi tiếng rít đến lạnh người.

Đường ra trận

Tháng 1/1973, đơn vị tôi: d74.f304b. QKVB nhận lệnh đi B. Trong buổi họp mặt nhân kỷ niệm 48 năm ngày nhập ngũ vừa qua, anh em cùng nhau ôn lại những kỷ niệm của một thời đã qua. Đường ra trận luôn sâu đậm trong ký ức CCB chúng tôi.

Xạ thủ tên lửa Việt Nam kỳ tài, sát cánh chiến đấu cùng đặc công Rừng Sác: Lập công lớn

Tháng 5/1974, Nguyễn Quang Lộc được giao nhiệm vụ phối hợp với Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác, luồn sâu vào vùng kiểm soát của địch, bí mật, bất ngờ diệt một mục tiêu quan trọng.

Xe tăng Việt Nam lăn mấy chục vòng xuống vực và cái kết không ngờ: Chuyện hy hữu

Nhìn chiếc xe tăng 915 lăn lộn xuống vực sâu không thấy đáy, ai trong đơn vị và cả các chiến sĩ công binh đều cho rằng kiểu gì cũng hỏng, còn người không chết cũng bị thương nặng.

Người cựu chiến binh hết lòng với hoạt động xã hội

Nhiệt tình, tận tâm, trách nhiệm với công việc, gương mẫu đi đầu trong các phong trào là những nhận xét của người dân địa phương khi nói về ông Đậu Xuân Tường, người cựu chiến binh đã có nhiều năm gắn bó với Trường Sơn huyền thoại và các hoạt động xã hội sau khi xuất ngũ.