Dạo chơi vườn ngũ sắc

Hưởng ứng Festival Huế 2024, ngày 8/6 tới đây, các họa sĩ Huế và yêu Huế sẽ về miệt vườn Kim Long hoa trái để trưng bày tranh với chủ đề 'Dạo chơi vườn Huế'. Cuộc dạo chơi sẽ được bài trí bởi 39 bức tranh của 7 tác giả, là những bước chân qua những góc vườn ngũ sắc, với những câu chuyện xao động sắc màu của nắng gió vườn xanh, những tự tình hàn huyên của lá và hoa trong những góc vườn Huế vừa tĩnh lặng vừa sôi động…

Nhiều ý kiến hay từ một cuốn sách về văn hóa Huế

Cuối năm 2023, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế ra mắt cuốn sách 'Văn hóa Huế - Nhận diện các giá trị và hướng phát triển' (Nxb Đại học Huế, ấn hành tháng 11/2023). Sách dày 430 trang, với 36 công trình nghiên cứu của 36 tác giả, nhóm tác giả. Theo lời giới thiệu, đây là cuốn sách tập hợp các tham luận từ hai cuộc hội thảo do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức: 'Văn hóa Huế - Nhận diện giá trị bản sắc và hướng phát triển' (năm 2020) và 'Phát huy giá trị các thiết chế văn học nghệ thuật trong phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế' (năm 2019).

Tìm giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa làng Phong Lệ

Nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa đã được đưa ra bàn thảo, trao đổi tại buổi tọa đàm khoa học 'Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân gian làng Phong Lệ', do Hội văn nghệ dân gian thành phố Đà Nẵng, tổ chức ngày 13/12.

Tìm giải pháp bảo tồn Di sản mỹ thuật dân gian trong kiến trúc, điêu khắc xứ Quảng

Những giá trị di sản mỹ thuật dân gian trong các công trình kiến trúc và điêu khắc xứ Quảng hiện nay khá đa dạng và phong phú. Trước cơn lốc đô thị hóa, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp bảo tồn phù hợp ở nhiều khía cạnh khác nhau, sẽ góp một tiếng nói khách quan, đề xuất các địa phương tiếp tục đẩy mạnh các đề án phát triển, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa dân gian trên mảnh đất Quảng Nam-Đà Nẵng.

Tranh vẽ ở làng chài bích họa Quảng Nam bị chê xấu, họa sĩ nói gì?

Người dân cho rằng đa số những tác phẩm vẽ đều rất đẹp, tuy nhiên một số bức tranh thì họ không hiểu họa sĩ đang muốn vẽ gì, truyền thông điệp gì.

Thấy gì ở làng bích họa Tam Thanh?

Làng bích họa Tam Thanh (xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) từng là điểm đến của du khách. Thế nhưng theo thời gian, các tranh vẽ đã xuống cấp, gần đây xuất hiện một số bức tranh mới nhưng đang gây ra những ý kiến trái chiều.

Vũ điệu Apsara bên tháp cổ

Đường vào khu tháp cổ Mỹ Sơn vắt vẻo qua mấy cung đường quanh dãy núi. Chúng tôi đi trong nỗi thấp thỏm vì đồn thổi trong khu vực này vẫn có thể còn bom từ thời chiến tranh. Những hố bom vẫn được giữ nguyên bên tượng tháp. Nó như một di chứng tội lỗi của con người đã bao năm qua phá hủy nền văn hóa cổ Chăm kỳ vĩ. Những đe dọa vẫn còn đó cho dù mọi người đã ra sức phục hồi và bảo tồn nó.

Bí ẩn, ngộ nghĩnh 'Làng bích họa Tam Thanh'

Tấm bảng chỉ đường vào Tam Thanh (thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) đặt ngay tại ngã tư chợ xã và Đồn Biên phòng Tam Thanh, được khắc lên đá hẳn hoi, cả tiếng Việt lẫn tiếng Hàn là: 'Làng bích họa Tam Thanh'. Đây là cách gọi theo đúng kiểu 'Làng cổ Đường Lâm' ở Sơn Tây (Hà Nội) ngày trước, nhằm tuyên truyền cho du khách trong và ngoài nước dễ tìm.

Dấu ấn mỹ thuật Quảng Nam

Mỹ thuật Quảng Nam đã tạo dấu ấn với giới chuyên môn và công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài tỉnh. Trong 5 năm qua, Chi hội Mỹ thuật - Hội VHNT tỉnh Quảng Nam có nhiều tác phẩm hội họa, điêu khắc, đồ họa... phản ánh sâu rộng về cuộc sống, con người và quê hương trong hội nhập và phát triển.

Dự án nghệ thuật thay đổi đời sống người dân

'Hoạt động nghệ thuật cộng đồng mới có ở nước ta khoảng 30 năm nay, mang tính chất phi lợi nhuận và sáng tác chung giữa các nghệ sĩ và công chúng ở một địa phương nhất định. Hình thức nghệ thuật cộng đồng mỗi nơi cũng khác nhau, nhưng đều đóng góp cho văn hóa địa phương và đất nước nói chung'.