Ngày Thalassemia thế giới 8/5: Tầm quan trọng của tầm soát trước hôn nhân

Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hội nghị khoa học 'An toàn truyền máu tỉnh Thanh Hóa năm 2024'

Nhằm cập nhật kiến thức khoa học, trao đổi kinh nghiệm, góp phần đảm bảo an toàn người bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và đưa chuyên ngành Huyết học – Truyền máu Thanh Hóa ngày càng phát triển toàn diện, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị khoa học với chủ đề 'An toàn truyền máu tỉnh Thanh Hóa năm 2024'.

Kỹ thuật hiện đại đem lại hy vọng làm mẹ cho người bệnh tan máu bẩm sinh

'Đối với người bình thường, được làm mẹ đã là niềm vui vô bờ bến. Với những bệnh thân mắc bệnh tan máu bẩm sinh như tôi, được làm mẹ là một hành trình nhiều cảm xúc và không dễ dàng', chị Nguyễn Thị Kim Thanh (33 tuổi, ở Thanh Hóa) chia sẻ.

Nguy cơ thiếu máu cho hoạt động cấp cứu, điều trị bệnh dịp Tết Nguyên đán

Thông tin từ Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết, tình trạng thiếu máu cho hoạt động cấp cứu, điều trị bệnh đang diễn ra trầm trọng.

Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi bệnh Thalassemia

Là một trong 5 tỉnh có số người mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) cao nhất cả nước, Thanh Hóa đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức truyền thông bằng nhiều hình thức để thay đổi và nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi trong việc thực hành sàng lọc bệnh Thalassemia. Đồng thời, xây dựng mô hình tầm soát, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong sàng lọc, chẩn đoán, điều trị...

Nghị lực phi thường của cô gái từng chết não, cùng bố quay lại trường học để lấy bằng cử nhân

Sau 4 năm chiến đấu với 'tử thần' vì vỡ mạch máu não, sống đời thực vật, Nguyễn Hoàng Anh Thư (SN 1997) đã quay lại giảng đường để chinh phục giấc mơ còn dang dở: Tốt nghiệp đại học.

Thư viện đặc biệt ở Trung tâm Huyết học và Truyền máu

Một thư viện nhỏ vô cùng đặc biệt và ý nghĩa tại Trung tâm Huyết học và Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa) được duy trì nhiều năm nay. Với những người bệnh, họ không chỉ được chăm sóc về thể chất để chiến đấu với bệnh tật mà còn được giải trí, bồi đắp những điều tốt đẹp về tâm hồn qua những trang sách. Từ đó mỗi người lại có thêm động lực vượt qua nghịch cảnh, chiến thắng tử thần.

Ý nghĩa chương trình 'Tặng sách tiếp bước đến trường cho bệnh nhân nhi' tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Trung tâm Huyết học và Truyền máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh là nơi thu dung, điều trị bệnh nhân mắc bệnh lý về máu trên địa bàn tỉnh. Hiện mỗi ngày, trung tâm đang theo dõi và quản lý trên 100 bệnh nhân, trong đó có nhiều bệnh nhân nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh phải điều trị thường xuyên tại bệnh viện.

Chung tay phòng, chống bệnh Thalassemia

Thalassemia hay tan máu bẩm sinh là bệnh di truyền. Nó không chỉ gây ra nỗi đau dai dẳng cho bệnh nhân, trở thành gánh nặng kinh tế mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng dân số, suy giảm sự phát triển giống nòi. Căn bệnh này tuy khó chữa song có thể phòng tránh được khi người dân hiểu biết đầy đủ về bệnh, chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh.

Thalassemia: Hậu quả nặng nề nhưng phòng không khó

Được ví như 'quả bom nổ chậm' phá hủy cuộc đời bệnh nhân, thậm chí nguy hiểm hơn, làm suy giảm sự phát triển giống nòi - đó chính là những hậu quả của căn bệnh Thalassemia hay tan máu bẩm sinh (TMBS). Song, căn bệnh di truyền đeo bám cả cuộc đời người bệnh ấy lại có thể phòng tránh được.

Khan hiếm máu trong cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết nguyên đán

Cứ vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, tình trạng khan hiếm máu lại xảy ra do nhu cầu về máu trong cấp cứu và điều trị rất lớn. Bởi đây cũng là thời điểm số ca tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt... gia tăng. Cùng với đó, thời điểm này nhiều bệnh nhân mắc bệnh mạn tính cũng mong muốn điều trị ổn định để ra viện, về nhà ăn Tết, trong khi đó, lượng máu thu gom được khó khăn hơn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.