An Giang: Nhà trưng bày văn hóa Óc Eo-Ba Thê biến thành nơi tổ chức đám cưới?

Nhà trưng bày văn hóa Óc Eo-Ba Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) trở thành nơi tổ chức đám cưới huyên náo ngay trong ngày làm việc. Mọi hoạt động của khách tham quan đến đây gần như 'tê liệt'.

An Giang: Sẽ khai quật khảo cổ di tích Gò Danh Sang

Ngày 28/11, tại thị trấn Óc Eo (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo (tỉnh An Giang) tổ chức Họp báo công bố chương trình hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, khai quật khảo cổ di tích Gò Danh Sang, thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Độc đáo điệu múa Óc Eo

Đó là điệu múa đơn giản, chỉ kết hợp tay chân, nhưng mang đầy uy lực, pha chút huyền bí. Hiện, nhiều học sinh huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) được tiếp cận học, để nâng cao hiểu biết, cùng ra sức giữ gìn truyền thống địa phương.

Nghe tiếng ngàn xưa vọng về (*): Khám phá vương quốc Phù Nam

Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê được các nhà khoa học xem là một trung tâm chính trị - kinh tế - tôn giáo của vương quốc Phù Nam xưa

Lập hồ sơ đề cử di sản khảo cổ Óc Eo-Ba Thê là di sản thế giới

Tỉnh An Giang đang phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai, thực hiện tốt kế hoạch lập hồ sơ đề cử giai đoạn 2 trình UNESCO công nhận Khu Di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê là di sản thế giới.

Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê hướng đến Di sản văn hóa thế giới

Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện đề án 'Nghiên cứu Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa (Văn hóa Óc Eo Nam Bộ). Đề án hướng đến khai quật, nghiên cứu khảo cổ học Khu di tích Óc Eo - Ba Thê (tỉnh An Giang) và Nền Chùa (tỉnh Kiên Giang), nhằm làm rõ giá trị của văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ, cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch, bảo tồn và xây dựng hồ sơ đề cử UNESCO công nhận Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê là Di sản văn hóa thế giới.