Nơi giao thoa sắc màu văn hóa các dân tộc

Diện lên mình bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, dòng người từ khắp các bản mường nô nức đổ về sân vận động xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ - nơi diễn ra các hoạt động của Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Nậm Pồ lần thứ II. Với 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, ngày hội là dịp để mỗi dân tộc phô diễn những bản sắc văn hóa truyền thống, đặc trưng nhất của dân tộc mình; giao lưu, giới thiệu và hơn hết là gìn giữ và phát huy sắc màu văn hóa dân tộc.

Rộn ràng Ngày hội bánh chưng xanh tại huyện biên giới Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Sáng 31-1, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên tổ chức Chương trình '10.000 bánh chưng xanh' cho hộ nghèo Xuân Giáp Thìn 2024.

Rộn ràng Ngày hội bánh chưng xanh

Sáng nay (31/1), Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Nậm Pồ tổ chức chương trình '10 nghìn bánh chưng xanh' cho hộ nghèo Xuân Giáp Thìn 2024. Ngày hội bánh chưng xanh ở Nậm Pồ diễn ra với không khí rộn ràng, khẩn trương của cán bộ, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang.

Vằng Xôn đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

Cách trung tâm xã khoảng 7km, bản Vằng Xôn, xã Nậm Khăn, huyện Nậm Pồ đang từng ngày đổi thay nhờ thực hiện hiệu quả phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa'. Không còn người nghiện ma túy, không có tệ nạn xã hội, đời sống kinh tế ngày càng nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 8,7% là những điểm sáng ở Vằng Xôn.

Điểm tựa giúp hội viên nghèo vươn lên

Thực hiện phong trào 'Cựu chiến binh giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm kinh tế giỏi', Hội Cựu chiến binh huyện Nậm Pồ đã có nhiều hoạt động, việc làm cụ thể như: Phối hợp mở các lớp tập huấn, tạo nguồn vốn vay, xây dựng các mô hình kinh tế, tặng quà cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn… Bằng những hoạt động hỗ trợ thiết thực trên, Hội Cựu chiến binh huyện Nậm Pồ đã thực sự trở thành điểm tựa vững chắc giúp hội viên nghèo vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, xây dựng cuộc gia đình ấm no, hạnh phúc.

Chuyện học ở điểm trường lẻ Nậm Pồ

Ở nơi vùng cao biên giới Nậm Pồ, có những người thầy, người cô đã gắn bó cả thanh xuân với điểm trường lẻ, với những đứa trẻ nơi núi cao rừng thẳm. Bằng tình yêu nghề, mến trẻ họ ngày ngày 'cõng chữ' lên non, vun trồng những mầm xanh cho đất nước.

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Nậm Pồ

Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026, ngày 17/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Nậm Pồ gồm các đại biểu: Lê Khánh Hòa, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Nậm Pồ; Nguyễn Tiến Thành, Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh; Thào A Của, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Giàng Thị Mai, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh đã tiếp xúc cử tri tại 2 xã Chà Tở và Nậm Khăn, huyện Nậm Pồ.

Đẩy mạnh tuyên truyền Đề án vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng nay (31/10), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 10, định hướng tuyên truyền tháng 11/2023.

Thầy trò Nậm Khăn mong có phòng học kiên cố

Đưa học sinh về trường trung tâm để có điều kiện chăm sóc, học tập tốt hơn, song thầy và trò Trường PTDTBT Tiểu học - THCS Nậm Khăn, xã Nậm Khăn (huyện Nậm Pồ) lại đối mặt với thách thức mới về cơ sở hạ tầng. Hiện nay, hơn 100 học sinh nhà trường hàng ngày phải ngồi học trong dãy nhà xuống cấp, mối mọt, không chỉ gây cản trở quá trình tiếp thu kiến thức mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.

Sớm gỡ khó giao đất giao rừng để quản lý rừng hiệu quả

Ngày 20/9/2019, UBND tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch số 2783 về 'Rà soát, hoàn chỉnh việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2019 - 2023'. Kế hoạch đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2023, toàn tỉnh phải hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDÐ lâm nghiệp tỉnh, qua 4 năm, hầu hết các địa phương trong tỉnh đều triển khai, thực hiện chậm, nhất là đối với diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng.

Chuyển đổi số để hội nhập, phát triển

Lấy người dân làm trung tâm, làm cho người dân thấy được giá trị và lợi ích của chuyển đổi số, nhằm lan tỏa, đưa công nghệ số đến mọi ngõ ngách của cuộc sống, thúc đẩy chuyển đổi số trong toàn xã hội. Thời gian qua, Ðiện Biên đã có những cách làm sáng tạo, thể hiện rõ vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong hoạt động chuyển đổi số của các cấp chính quyền. Ðể người dân tích cực, chủ động tham gia, đồng hành với quá trình chuyển đổi số, đưa tỉnh hội nhập và phát triển...

Đồng bào dân tộc Thái ở Nậm Pồ tưng bừng mở hội mừng Quốc khánh 2/9

Ngày 2/9, hòa chung không khí vui tươi kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ I, năm 2023 tại trung tâm xã Phìn Hồ. Sự kiện lần đầu được tổ chức nhưng đã thu hút đông đảo du khách thập phương, các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên và nhân dân địa phương tham dự.

Xây dựng 'hành lang' cho cây quế phát triển bền vững

Những năm gần đây, quế là loại cây được nhiều nông dân trong tỉnh nói chung, huyện Nậm Pồ nói riêng lựa chọn trồng. Tuy nhiên, việc 'ồ ạt' mở rộng diện tích trồng quế sẽ khiến người dân đứng trước nguy cơ gặp nhiều rủi ro. Ðể loại cây trồng nhiều tiềm năng này phát triển bền vững, thời gian qua huyện Nậm Pồ đã tích cực vào cuộc để xây dựng một 'hành lang' với mục tiêu đưa quế trở thành cây trồng chủ lực trong xóa đói giảm nghèo.

Xung kích trong thực hiện Đề án 06 ở Điện Biên

Lấy người dân làm trung tâm, làm cho người dân thấy được giá trị và lợi ích của chuyển đổi số, nhằm lan tỏa, đưa công nghệ số đến mọi ngõ ngách của cuộc sống, thúc đẩy chuyển đổi số trong toàn xã hội, Điện Biên đã có những cách làm sáng tạo, thể hiện rõ vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong hoạt động chuyển đổi số của các cấp chính quyền, để người dân tích cực, chủ động tham gia, đồng hành với quá trình chuyển đổi số…

Người Thái Chà Nưa gìn giữ nghề đan lát truyền thống

Bà con dân tộc Thái ở huyện Nậm Pồ có nhiều nghề thủ công truyền thống khác nhau như: Nghề dệt vải, nghề đan lát, nghề rèn công cụ… Trong các nghề đó, nghề đan lát là một trong những nghề truyền thống có từ lâu đời nhất. Tại xã Chà Nưa, nghề đan lát được người Thái gìn giữ và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đến nay, nghề đan lát vẫn được bảo tồn và phát huy.

Nỗ lực đưa điện lưới quốc gia đến vùng cao, biên giới

Ðược thành lập và đi vào hoạt động đến nay tròn 10 năm, Ðội Quản lý vận hành tổng hợp Nậm Pồ, thuộc Ðiện lực Mường Chà đã nỗ lực thực hiện cấp điện đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn quản lý với chất lượng điện ngày càng được đảm bảo, dịch vụ khách hàng ngày một nâng cao, mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và các nhà máy điện sinh khối, chế biến sản phẩm lâm nghiệp tại Nậm Pồ

Ngày 20/7, huyện Nậm Pồ làm việc với Công ty TNHH CME BIOMASS HOLDING về đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và các nhà máy điện sinh khối, nhà máy chế biến sản phẩm lâm nghiệp khác trên địa bàn 8 xã thuộc huyện Nậm Pồ.

Hiệu quả từ phát triển mô hình trồng cây dược liệu quý dưới tán rừng

Điện Biên có hơn 400 nghìn ha đất có rừng, tỷ lệ che phủ rừng của toàn tỉnh đạt khoảng 40%. Hiện nay, nhiều địa phương đang khai thác hiệu quả diện tích dưới tán rừng để trồng cây dược liệu. Đây cũng là giải pháp quan trọng để bảo vệ rừng theo Tiểu dự án 3 hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

Điểm tựa nơi biên giới

Đứng chân trên địa bàn 2 xã đặc biệt khó khăn và phức tạp của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên là Vàng Đán và Nà Bủng, nhiều năm nay, cùng với hoàn thành tốt nhiệm vụ gìn giữ, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nà Bủng luôn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần củng cố và xây dựng tình đoàn kết quân dân nơi phên dậu Tổ quốc.

Huyện Nậm Pồ (Điện Biên) kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Sau 10 năm thành lập và đi vào hoạt động (23/06/2013 - 23/06/2023), Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng.

Người Thái Chà Nưa gìn giữ nghề đan lát truyền thống

Bà con dân tộc Thái ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên có nhiều nghề thủ công truyền thống khác nhau như: Nghề dệt vải, nghề đan lát, nghề rèn... Trong các nghề đó, đan lát là một trong những nghề truyền thống có từ lâu đời nhất. Tại xã Chà Nưa, nghề đan lát được người Thái gìn giữ và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đến nay, nghề đan lát vẫn được bảo tồn và phát huy.

Nhân lên những mô hình hay, cách làm sáng tạo

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh 'Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh', bằng nhiều cách làm thiết thực, hiệu quả, Đảng bộ huyện Nậm Pồ đã đưa việc học tập và làm theo Bác 'thấm sâu' vào đời sống xã hội, đặc biệt đã xuất hiện ngày càng nhiều những mô hình hay, cách làm sáng tạo, tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế... Qua đó, góp phần xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.

Quyết tâm đưa Nậm Pồ ngày càng phát triển

Huyện Nậm Pồ được thành lập theo Nghị quyết số 45/NĐ-CP ngày 25/8/2012 của Chính phủ, gồm có 15 xã với diện tích 250.790 ha và 25.517 nhân khẩu, gồm 8 dân tộc sinh sống, trong đó hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số.

Sức bật từ một địa phương vùng dân tộc thiểu số

Đến thời điểm này, Nậm Pồ vẫn đang là huyện có tỷ lệ xã đặc biệt khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên. Thực tế phát triển của huyện trong gần 10 năm qua đã khẳng định, chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn. Huyện phấn đấu giai đoạn 2022-2025, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều toàn huyện giảm bình quân hàng năm từ 6% trở lên. Đến hết năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn dưới 30%.

Chính sách hợp lòng dân (bài 2)

Bài 2: Góp nguồn lực xây dựng nông thôn mơíĐBP - Những năm qua, chính sách chi trả DVMTR đã giúp các chủ rừng, hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số tạo sinh kế, tăng thu nhập, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững. Các cộng đồng có thêm nguồn kinh phí để xây dựng các thiết chế văn hóa, đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ nhu cầu sinh hoạt, phát triển kinh tế, văn hóa góp phần hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.Bài 1: Tăng dày 'lá phổi xanh'

Thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật ở Nậm Pồ

Xác định nâng cao ý thức người dân trong việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là việc quan trọng trong bảo vệ môi trường; thời gian qua, huyện Nậm Pồ đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nông dân. Đặc biệt, huyện nhân rộng và duy trì nhiều mô hình thu gom bao bì, vỏ chai thuốc BVTV sau khi sử dụng.

Những ngày đầu trong 'gia đình bộ đội'

ĐBP - Sau hơn một tháng về huấn luyện tại Tiểu đoàn Bộ binh 1, Trung đoàn 741 (Bộ CHQS tỉnh), 250 chiến sĩ mới đã quen với môi trường quân đội. Với những chàng trai trẻ, nỗi nhớ nhà, nhớ người thân đã vơi dần, thay vào đó là lối sống nền nếp với lịch sinh hoạt, học tập, rèn luyện chuẩn mực của quân đội. Chiến sĩ mới nhanh chóng hòa nhập, an tâm tư tưởng, từng bước bắt nhịp với môi trường quân đội, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ với Tổ quốc.

Lan tỏa phong trào 'tiết kiệm 2.000 đồng mỗi ngày cho giáo dục'

Sau gần 4 tháng phát động (từ tháng 11/2022), phong trào 'Tiết kiệm 2.000 đồng mỗi ngày cho giáo dục' ở huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) đã thu hút gần 2.000 người tham gia nuôi gần 1.000 con lợn đất. Bước đầu phong trào đã khơi dậy tình thương, trách nhiệm giữa người với người, đồng thời tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong phong trào học và làm theo Bác từ việc nhỏ ở huyện nghèo vùng biên.

Nậm Pồ giải quyết việc làm cho người lao động

ĐBP - Huyện Nậm Pồ hiện có hơn 32.700 người trong độ tuổi lao động, trong đó phần lớn lao động sản xuất nông nghiệp nên thu nhập không cao, đời sống còn nhiều khó khăn. Thời gian qua huyện Nậm Pồ đã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm nhằm giúp lao động nông thôn trên địa bàn cải thiện, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Nậm Pồ chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng

ĐBP - Xác định công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) có vai trò, vị trí quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, hàng năm Huyện ủy Nậm Pồ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt, xử lý nghiêm vi phạm của cán bộ, đảng viên. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Phát triển lúa nước ở Nậm Pồ

ĐBP - Cách đây gần 10 năm, khi mới thành lập, huyện Nậm Pồ chỉ có 3/15 xã có diện tích gieo cấy lúa nước 2 vụ. Khi ấy không ít người cho rằng, phát triển sản xuất lúa nước nơi vùng cao, vùng sâu Nậm Pồ là bài toán khó bởi địa hình núi cao, đất dốc, thiếu nguồn nước tưới chủ động, hạ tầng cơ sở phục vụ nông nghiệp còn hạn chế, thời tiết khắc nghiệt… Thế nhưng, qua từng năm, những cánh đồng lúa nước ở Nậm Pồ ngày càng được mở rộng, cùng với đó, năng suất, sản lượng cũng tăng theo.

Giải ngân vốn đầu tư công ở Nậm Pồ

ĐBP - Xác định giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, ngay từ những tháng đầu năm, huyện Nạm Pồ đã đề ra nhiều giải pháp trọng tâm, trọng điểm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công gắn với bảo đảm chất lượng các công trình trên địa bàn.

Cây mắc ca trên miền biên viễn

ĐBP - Với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, cấp ủy, chính quyền huyện Nậm Pồ đã và đang chỉ đạo quyết liệt, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nỗ lực triển khai Dự án Trồng mắc ca trên địa bàn. Đặc biệt, huyện đã phối hợp với các nhà đầu tư khẩn trương thực hiện các nội dung của Dự án; từng bước tháo gỡ những điểm nghẽn trong quá trình thực hiện, bảo đảm hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và người dân.

Tái cơ cấu nông nghiệp ở Nậm Pồ

ĐBP - Những năm qua, để tạo khởi sắc cho 'tam nông', huyện Nậm Pồ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hiệu quả, triển khai các giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp... Đặc biệt, huyện chú trọng đưa những giống mới năng suất, sản lượng cao vào sản xuất; cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái; qua đó góp phần nâng cao thu nhập của nông dân, hình thành các vùng chuyên canh trên địa bàn.

Đưa vào sử dụng 'Cầu hạnh phúc' tại xã Nậm Khăn

ĐBP- Ngày 5/8, Tỉnh đoàn Điện Biên phối hợp với Huyện đoàn Nậm Pồ, chính quyền xã Nậm Khăn và Trung tâm Tình nguyện Quốc gia, Sức mạnh 2.000 Vi Thanh Dinh tổ chức khánh thành, bàn giao và đưa vào sử dụng công trình 'Cầu hạnh phúc' tại bản Nậm Khăn, xã Nậm Khăn (huyện Nậm Pồ).

Nậm Pồ thiệt hại lớn vì mưa lũ

ĐBP - Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Nậm Pồ, từ ngày 3 - 5/7 trên địa bàn xảy ra nhiều trận mưa lớn, thiên tai gây thiệt hại về người (2 người tử vong, 1 người lũ cuốn mất tích) cùng nhiều tài sản, hoa màu của người dân.

Bắt giữ đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy

Đồn Biên phòng Si Pha Phìn (BĐBP Điện Biên) vừa phối hợp với Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP Điện Biên bắt giữ 1 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn biên giới.

Bắt 01 đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy

ĐBP - Vào hồi 16 giờ 30 phút ngày 21/6 tại khu vực Mốc 66 tuyến biên giới Việt Nam - Lào, thuộc địa phận bản Đề Pua, xã Phìn Hồ (huyện Nậm Pồ), tổ công tác của Đồn Biên phòng Si Pha Phìn phối hợp với Phòng phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) đã bắt giữ 01 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.

'Hành trình vàng' mang lại nụ cười cho hàng nghìn trẻ khiếm khuyết ở Điện Biên

Trong 13 năm qua, hàng nghìn trẻ em không may bị khiếm khuyết trên cơ thể có hoàn cảnh gia đình khó khăn ở Điện Biên đã được hỗ trợ phẫu thuật miễn phí. Qua đó, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Vẽ nụ cười tròn cho 'vầng trăng khuyết'

Bên ngoài phòng phẫu thuật, Cà Thị Loan đứng ngồi không yên. Trong phòng mổ là đứa con gái thứ 2 của Loan đang phẫu thuật hở hàm ếch.

Chuyển biến trong công tác đào tạo nghề

ĐBP - Dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp hơn 2 năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh. Xác định công tác đào tạo nghề là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ trước mắt mà cả về lâu dài, tỉnh Điện Biên đã tập trung triển khai các giải pháp, quyết liệt tháo gỡ khó khăn để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Vì vậy, trong 5 tháng đầu năm 2022, tỷ lệ lao động có việc làm (việc làm mới/duy trì việc làm đã có) với thu nhập ổn định sau khi học nghề đạt mục tiêu trên 75%.

Thu hoạch vụ đông xuân tới đâu, làm đất vụ mùa tới đó

ĐBP - Vừa tập trung nhân lực và phương tiện ra đồng thu hoạch lúa vụ xuân, bà con nông dân huyện Nậm Pồ vừa giải phóng đất sớm, chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ vật tư phân bón để triển khai sản xuất vụ mùa, bảo đảm khung thời vụ.

Bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc ở Nậm Pồ

ĐBP - Huyện Nậm Pồ hiện có 8 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều có di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Thực hiện các chủ trương của Huyện ủy, nhất là bám sát Nghị quyết về 'Đẩy mạnh bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc huyện Nậm Pồ gắn với phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2021 - 2025', cấp ủy, chính quyền cùng người dân nơi đây đang nỗ lực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Điện Biên: Di dời khẩn cấp 26 hộ dân trước nguy cơ sạt lở

Do mưa lớn, kéo dài trong những ngày qua, tại bản Huổi Đắp xã Nậm Tin, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên xuất hiện tình trạng sạt lở, sụt lún sâu, nguy cơ sạt lở cả quả đồi gây ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng của nhiều hộ dân.

Mưa to, gió lốc gây nhiều thiệt hại tại huyện biên giới Nậm Pồ, Điện Biên

Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, đêm 23/5 rạng sáng 24/5, địa bàn huyện có mưa to, gió lốc cục bộ, gây nhiều thiệt hại.

Phát triển kinh tế dưới tán rừng bền vững

ĐBP - Điện Biên có diện tích rừng lớn, nhiều tiềm năng phát triển kinh tế dưới tán rừng. Những năm qua đã có một số mô hình phát triển kinh tế dưới tán rừng bước đầu mang lại hiệu quả. Chính vì vậy, tỉnh đã đề ra những chiến lược và có những chính sách để nhân rộng các mô hình, thu hút đầu tư phát triển kinh tế dưới tán rừng bền vững.

Mưa lớn ở Điện Biên, Lai Châu gây thiệt hại nặng, ùn tắc giao thông trong nhiều giờ

Mưa lớn kéo dài liên tục từ ngày 23-25/5 làm nhiều địa phương ở tỉnh Điện Biên chịu thiệt hại nặng. Mưa lớn cũng làm nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh Lai Châu sạt lở ta luy dương, gây ách tắc giao thông cục bộ trong nhiều giờ.