Giả mạo bác sĩ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Để lao công phẫu thuật căng da mặt cho khách, hoặc để người mới tốt nghiệp cấp 3 giả làm bác sĩ thực hiện 'nâng ngực' cho khách hàng là những vụ việc mà cơ quan chức năng mới phanh phui gần đây. Việc giả mạo bác sĩ của các cá nhân tại các cơ sở này, theo các chuyên gia luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đừng đánh cược sức khỏe, tính mạng khi làm đẹp!

Chăm sóc sức khỏe bản thân, làm đẹp cho chính mình vừa là quyền, vừa là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Song, để việc làm đẹp thực sự hiệu quả và an toàn, vấn đề quan trọng hàng đầu đó là khách hàng phải tìm hiểu kỹ nơi mình sẽ tới làm đẹp; không quá tin tưởng vào những lời quảng cáo 'có cánh' do các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ đưa ra.

Tiềm ẩn nguy cơ đằng sau việc quảng cáo tràn lan

Trong mấy ngày gần đây, dư luận xã hội nóng lên bởi liên tiếp xuất hiện thông tin về 2 trường hợp tử vong sau khi phẫu thuật thẩm mĩ nâng ngực và nâng mũi. Đáng nói, trong số này có trường hợp thực hiện phẫu thuật tại một cơ sở tư nhân chưa được cấp phép. Đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người khi lựa chọn nơi làm đẹp.

Có thể khởi tố tội 'Vô ý làm chết người'

Theo thông tin của Công an quận Hoàng Mai về kết quả điều tra ban đầu vụ cô gái tử vong sau 2 tháng hôn mê vì nâng mũi thì loại thuốc dùng gây mê cho nạn nhân là Midazolam 5mg/ml, loại thuốc chỉ được sử dụng tại bệnh viện.

Liên quan đến vụ việc cô gái tử vong sau nâng mũi, thông tin từ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội ngày 19-3 cho biết bệnh viện đã yêu cầu bác sĩ Lê Ngọc Anh, Khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức của bệnh viện, viết tường trình và quyết định tạm đình chỉ công tác đối với bác sĩ này, kể từ ngày 18-3.

Vụ cô gái trẻ tử vong sau khi nâng mũi: Hiện trường xáo trộn, dụng cụ phẫu thuật bị cất giấu

Lực lượng chức năng đã xác định được những người liên quan đến cái chết của chị P.T.D.H (22 tuổi, quê Long An). Ngoài ra hiện trường bị xáo trộn, các dụng cụ phẫu thuật cũng bị nhóm này cất giấu.