Bá Thước: Tạo điểm nhấn thu hút đầu tư, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Những năm qua, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) luôn chú trọng tới việc thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, quảng bá, phát triển du lịch... góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế và tạo động lực cho sự phát triển của địa phương.

Bảo tồn, phát huy giá trị di tích khảo cổ

Huyện Bá Thước có lịch sử hình thành và phát triển rất sớm. Từ thời hậu kỳ đá cũ, cách ngày nay hàng vạn năm, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy trong các hang động những dấu tích của người nguyên thủy, minh chứng cho bước phát triển liên tục của con người.

Bá Thước bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bá Thước có 3 dân tộc anh em là Kinh, Mường, Thái cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường, Thái chiếm gần 87%. Những năm qua, công tác bảo tồn, gìn giữ văn hóa các dân tộc được huyện Bá Thước quan tâm và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát huy giá trị văn hóa trong đời sống cộng đồng dân cư, tạo điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng.

Theo dấu chân người Việt cổ

Xứ Thanh - 'nơi căn bản của nước Nam', ghi dấu ấn sâu đậm 'địa điểm nhiều kỷ niệm về quá khứ giàu truyền thống và vĩ đại'. Đó không phải lời tán thưởng xuông mà là thực tế lịch sử. Ngược dòng quá khứ, lần theo bước chân người Việt cổ, qua những nền văn hóa - văn minh từ sơ kỳ thời đại đồ đá cũ qua thời đại đá mới, đồng thau tiến đến văn minh Đông Sơn rực rỡ để hiểu biết sâu sắc hơn tiến trình lịch sử cũng như vai trò, vị trí của xứ Thanh trên tiến trình vĩ đại ấy.

Bá Thước thu hút đầu tư phát triển du lịch

Theo số liệu từ UBND huyện Bá Thước, toàn huyện hiện có hơn 55 di tích với nhiều loại hình phong phú như: di tích lịch sử, khảo cổ học, danh lam thắng cảnh... Số lượng di tích cấp tỉnh được xếp hạng đến nay là 9 di tích, gồm: Mái Đá Điều (xã Hạ Trung), hang cổ sinh làng Tráng (thị trấn Cành Nàng), hang Thiết Ống (xã Thiết Ống), hang Bụt - hang Nước (xã Điền Hạ), hang cá Văn Nho (xã Văn Nho); đồn, sân bay Cổ Lũng (xã Cổ Lũng), thác Muốn (xã Điền Quang), thác Hiêu (xã Cổ Lũng), đền thờ Quận công Hà Công Thái (xã Điền Trung). Đặc biệt, Bá Thước còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, giàu giá trị. Vì vậy, Bá Thước đã trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch.

Bá Thước: Phục dựng các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian gắn với phát triển du lịch

Những ngày đầu xuân, được hòa mình trong không khí lễ hội, nghe tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, ngắm các cô gái trong trang phục truyền thống múa Xường Mường, Khặp Thái; được thưởng thức những món ăn đặc sản, tham gia tung còn, chơi mảng, chọi gà, đánh đu..., mới thấy hết được sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân huyện Bá Thước trong việc phục dựng các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Mái Đá Điều - Di chỉ khảo cổ nổi tiếng tại xã Hạ Trung

Được phát hiện năm 1984, đến năm 2005 Mái Đá Điều (thôn Khiêng, xã Hạ Trung, huyện Bá Thước) được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận Di tích khảo cổ học. Tại đây các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khai quật, thu được nhiều hiện vật quý hiếm.

Bảo tồn di tích khảo cổ học Mái Đá Điều - cần 'cú hích' đủ lực

Đã từng được nghe đến di tích khảo cổ học Mái Đá Điều - nơi người Mường, người Thái ở thôn Khiêng, xã Hạ Trung, huyện Bá Thước xem như một biểu tượng của sức mạnh cộng đồng, với những câu chuyện linh thiêng, kỳ bí nên trong chuyến công tác đến xã Hạ Trung lần này, chúng tôi nhờ anh Trương Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Hạ Trung dẫn đến di tích này.

Bá Thước - những địa danh huyền thoại, tình sử hấp dẫn và gọi mời du khách

Bá Thước được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, giá trị với cảnh quan sông núi và hệ sinh thái đa dạng, có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông với hệ sinh thái rừng, hệ động, thực vật phong phú, đa dạng. Nhiều điểm có cảnh quan đẹp, hoang sơ, ẩn hiện trong mây mờ xa và sương chiều bảng lảng, như: Son Bá Mười (xã Lũng Cao), đỉnh Pù Luông, Kho Mường, làng Đôn, làng Tiến Mới...

Nghe Di chỉ kể chuyện hồng hoang

Tại Hà Nội, trong một lần gặp gỡ cùng Giáo sư sử học Lê Văn Lan, nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa, ông nói với chúng tôi bằng giọng đầy thán phục: 'Thanh Hóa ư? Đó là vùng đất hết sức đặc biệt, nơi sản sinh ra những giá trị văn hóa lịch sử mà hiếm nơi nào trên đất nước Việt Nam này có được'.

'Thanh Hóa đẹp tươi'

'Thanh Hóa đẹp tươi'! Xin mạn phép mượn tên cuốn sách nổi tiếng viết về Thanh Hóa của học giả người Pháp H. Le Breton để làm tựa cho bài viết này. Bởi có lẽ, chỉ cần hai từ 'đẹp tươi' ấy thôi cũng đã đủ để bao quát về mảnh đất của lịch sử và văn hóa, của những bản anh hùng ca quá khứ và hiện đại đã được và đang được cất lên cho hôm nay và cho cả mai sau...

Huyện Bá Thước: Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh

So với nhiều địa phương khác trong tỉnh, Bá Thước không phải là huyện có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư. Song những năm qua, huyện đã nỗ lực phát huy, khai thác tối đa tiềm năng lợi thế từng vùng, từng địa phương, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh nhằm phát triển kinh tế - xã hội, sớm đưa Bá Thước thoát nghèo bền vững.